Người xưa quan niệm, chọn được ngày sinh con phù hợp sẽ giúp em bé bình an, có cuộc đời may mắn, mang lại hạnh phúc cho gia đình.
Nhưng cũng có câu: "Trai mùng 1, gái hôm rằm/Nuôi thì nuôi vậy, vẫn căm trong lòng". Tức là theo dân gian, "Trai mùng 1, gái hôm rằm" khó nuôi, bướng bỉnh.
Theo đó, con gái có thuộc tính thuộc Âm trong việc phân biệt âm dương (do cơ thể mọi thứ đều tròn, nổi). Do đó, nếu sinh con gái vào ngày rằm là ngày khí âm vượng nhất mà cực âm thì tất biến, âm thái quá làm thiếu dương khí nên sẽ khó nuôi và bướng bỉnh hoặc rất cá tính.
"Trai mùng 1, gái hôm rằm/Nuôi thì nuôi vậy, vẫn căm trong lòng", có nghĩa là gì?
Còn con trai có thuộc tính ngũ hành thuộc dương (do cơ thể rộng phẳng và có cơ quan sinh dục lồi ra). Sinh con trai vào ngày mùng 1 là đầu tháng dương khí mạnh nhất nên cũng là bị dương thái quá thiếu mềm mỏng nên khó nuôi thường tính cách bướng bỉnh hoặc rất cá tính. Tuy nhiên việc sinh vào ngày rằm hay mùng 1 còn phụ thuộc vào Thiên can địa chi ngày sinh, tháng sinh, giờ sinh rồi năm sinh. Nếu bát tự phối hợp cách cục tốt lại trở thành kỳ cách nên công trạng hiển hách, hoặc có các tính hay tố chất thiên phú đặc biệt lại trở thành điều tốt.
Như vậy bé trai sinh vào mùng 1, bé gái sinh vào ngày rằm là để chỉ trạng thái ngũ hành bị thái quá, quá dương hoặc quá âm. Vào ngày rằm và mùng 1 mặt trăng, mặt trời, trái đất gần như trùng với nhau trên một đường thẳng. Lúc này xảy ra hiện tượng cộng hưởng lực hấp dẫn tác động lên thể trạng sinh học của đứa trẻ. Nên về mặt sinh lý sẽ có thể khó nuôi hoặc nhiều bệnh vặt, tính cách dễ bướng bỉnh.
Cách hóa giải sinh con ngày rằm, mùng một (âm lịch) như sau:
Sinh con vào ngày rằm, mùng một, phần nhiều trẻ thường khó tính, khó nuôi, sức khỏe cũng không ổn định. Cụ thể các vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi sinh con vào thời điểm này đó là:
- Trẻ có biểu hiện tăng động, mất tập trung;
- Trẻ dễ ốm đau, bệnh tật, có sức đề kháng yếu;
- Trẻ hay quấy khóc và bị giật mình về đêm;
- Trẻ khóc hoài không nín khi gặp người lạ hay đi chơi xa;
- Trẻ chậm lớn, khó tăng cân...
Tuy nhiên những việc này sẽ hết khi đứa trẻ bước sang tuổi 13. Các gia đình thường dùng hình thức bán khoán lên chùa để giữ bản mệnh. Tuy nhiên các bố mẹ cần quan tâm, yêu thương để ý đến con mình thì cũng không cần quá lo lắng.
TS Nguyễn Ánh Hồng, giảng viên Khoa Văn hóa phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng: Lâu nay, người ta vẫn nhầm tưởng việc sinh con trai vào ngày mùng 1 (âm lịch), con gái sinh vào ngày rằm (ngày 15 âm lịch) đều "khó nuôi", tính khí khác người. Thế nhưng, hoàn toàn không phải vậy. "Nó chỉ áp dụng cho việc sinh vào ban đêm chứ không mấy tác dụng đối với việc sinh vào ban ngày. Việc người ta cứ đánh đồng để tăng thêm sự hồ nghi, ly kỳ cho những người sinh ra vào hai ngày này", bà nhấn mạnh.
Lý giải điều này, bà Hồng cho hay: "Văn hóa phương Đông vẫn tồn tại những câu chuyện bí ẩn về việc ma cà rồng xuất hiện cùng chu kỳ của mặt trăng. Ngày mùng 1 là bắt đầu cho một chu kỳ mới, ngày 15 trăng sáng nhất lại đánh dấu chu kỳ tiếp theo là trăng mờ dần. Vì thế mà người ta gắn câu chuyện này vào những người được sinh ra trong hai đêm đó để tăng thêm tính huyền bí".
Lâu nay, người ta vẫn nhầm tưởng việc sinh con trai vào ngày mùng 1 âm lịch, con gái sinh vào ngày rằm (15 âm lịch) đều "khó nuôi", tính khí khác người. Tuy nhiên theo góc độ khoa học việc một đứa trẻ có dễ nuôi hay không, tính cách ra sao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố mông trường sống và sự dạy dỗ của cha mẹ.
Theo một số chuyên gia, chúng ta không nên đánh đồng việc khó nuôi dạy bé trai sinh vào ngày mùng 1, con gái sinh vào ngày rằm.
Dù là ngày xưa hay ngày nay thì đối với những người làm cha làm mẹ, sinh con chỉ cần “mẹ tròn con vuông” đã là niềm hạnh phúc vô bờ. Con cái sau này có nên người hay không thì lại còn phụ thuộc nhiều vào sự dạy dỗ của cha mẹ.
Trẻ con như viên ngọc thô, cần phải mài dũa nhiều tâm mới sáng. Nhiều người vì yêu thương con mà nuông chiều thái quá; đây mới là nguyên nhân chính khiến trẻ hư và khó dạy.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Theo Tường San/ Thương Hiệu và Pháp Luật