Thuốc lá xuất hiện ở Việt Nam từ khi nào? 00:42 09/10/2020 Nhận thấy tác hại của thuốc lá, một vị vua đã ra lệnh cấm quan lại và người dân hút thuốc. Theo sách Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, thuốc lá xuất hiện ở nước ta từ đời vua Lê Thần Tông của nhà Hậu Lê: “Thuốc lá (Yên Diệp) nguồn gốc từ Luzon, thực tên nó là tobacco. Xét ở nước Nam ta xưa không có thứ thuốc ấy. Từ năm Canh Tý (1660), người Ai Lao đem thứ cây ấy đến, dân ta mới đem trồng. Quan, dân, đàn bà con gái đua nhau hút, đến nỗi có người nói nhịn ăn cơm ba ngày còn được, chứ nhịn hút thuốc một chốc là không chịu nổi". Theo ghi chép của Lê Quý Đôn, năm Ất Tỵ, đời Cảnh Trị (1665), vua hai lần hạ lệnh nghiêm cấm hút thuốc, lùng bắt người trồng thuốc, bán thuốc, hoặc hút trộm... nhưng không tuyệt được. Nhiều người khoét tre làm ống điếu, hoặc chôn giấu điếu sành xuống đất mà hút. Tàn đóm còn lại, thường gây hỏa hoạn. Lâu lâu bỏ lệnh cấm ấy, dân gian lại hút như thường”. Lê Huyền Tông (1654-1671) có tên thật là Lê Duy Vũ hoặc Lê Duy Hi, là vua thứ tám của nhà Lê Trung Hưng và thứ 19 của nhà Hậu Lê. Vua trị vì từ năm 1662 đến năm 1671. Lê Huyền Tông là con thứ 2 của vua Lê Thần Tông, vị vua đầu tiên trong sử Việt lấy vợ phương Tây và có 2 lần lên ngôi. Thân mẫu vua là cung phi Phạm Thị Ngọc Hậu (tên khác là Phạm Thị Ngọc Oanh), quê ở làng Quả Nhuệ, huyện Lôi Dương (nay là huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Sau khi vua Lê Thần Tông băng hà, triều thần cùng nhau tôn hoàng thái tử Lê Duy Vũ khi đó mới 9 tuổi lên ngôi hoàng đế vào tháng 11/1662, đại xá thiên hạ và lấy năm sau làm Cảnh Trị năm thứ nhất. TIN TÀI TRỢ Sau khi vua Lê Huyền Tông qua đời khi mới chỉ 17 tuổi, tiếc thương cho ông vua yểu mệnh, Đại Việt sử ký toàn thư viết rằng: “Vua tính trời nhân hậu, vẻ người nghiêm tĩnh, những năm ở ngôi, trong nước trị yên, thóc lúa được mùa, cũng đáng là bậc vua hiền, ở ngôi không được lâu, thật đáng tiếc”. Lê Huyền Tông mất ngày 15/10/1671 (Tân Hợi), lúc mới 17 tuổi, triều đình đặt thụy hiệu là “Mục hoàng đế”. Thi hài vua được rước về làm lễ táng tại lăng Quả Thịnh thuộc quê mẹ ở xã Quả Nhuệ, huyện Lôi Dương (nay là huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Do vua Lê Huyền Tông không có con nối dõi, sau khi ông qua đời, triều đình đã tôn em trai ông là Lê Duy Cối mới 10 tuổi lên ngôi, tức vua Lê Gia Tông. Tuy nhiên, cũng giống như anh mình, Lê Gia Tông là ông vua yểu mệnh, ở ngôi chỉ 4 năm thì qua đời, không có con nối dõi. Nguyễn Thanh Điệp/Theo Zing TIN TÀI TRỢ Việt Nam & Thế Giới TIN TÀI TRỢ