Thực hư thầy trò Đường Tăng đi qua một địa danh nổi tiếng ở Việt Nam?

Google News

Trên hành trình đi Tây Trúc thỉnh kinh, Đường Tăng đã đi qua một địa danh cực kì nổi tiếng của Việt Nam có đúng không? Câu trả lời đã quá rõ ràng.

Tây Du Ký 1986 là bộ phim kinh điển gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ 8x, 9x, thậm chí là 10x. Dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Ngô Thừa Ân, nội dung phim xoay quanh hành trình đi thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng. Họ đã vượt qua quãng đường 10 vạn 8 nghìn dặm từ Đại Đường đông thổ đến nước Tây Trúc, đồng thời trải qua 81 kiếp nạn mới lấy được chân kinh, tu thành chính quả.
Có lẽ không ít người thắc mắc Tây Trúc nằm ở đâu trên bản đồ thế giới hiện đại. Theo các nhà nghiên cứu thì đó chính là vương quốc Maurya thời cổ đại, nay thuộc lãnh thổ Pakistan. Trong suốt hành trình của thầy trò Đường Tăng, rất nhiều địa danh nổi tiếng mà họ đã đi qua, có thể kể đến Ngũ Hành Sơn, Hỏa Diệm Sơn, chùa Tiểu Lôi Âm,... Trong đó, Ngũ Hành Sơn lại trùng với ngọn núi nằm ở Đà Nẵng của Việt Nam. Phải chăng thầy trò Đường Tăng đã đi qua thắng cảnh nổi tiếng của nước ta?
Thuc hu thay tro Duong Tang di qua mot dia danh noi tieng o Viet Nam?
Ngũ Hành Sơn trong Tây Du Ký trùng tên với địa danh nổi tiếng ở Đà Nẵng, Việt Nam
Câu trả lời hiển nhiên là không. Núi Ngũ Hành Sơn trong Tây Du Ký là một dãy núi ở Trung Quốc, có tên gọi khác là Vương Mẫu Sơn, Nữ Oa Sơn. Địa danh này gắn liền với câu chuyện Tề Thiên Đại thánh vì đại náo Thiên cung nên bị Phật Tổ Như Lai làm phép giam giữ suốt 500 năm (129-629) dưới Ngũ Hành Sơn. Ngọn núi này sau được Đường Thái Tông đổi tên là Lưỡng Giới Sơn (Ngũ Chỉ Sơn). Còn núi Ngũ Hành Sơn của Việt Nam nằm giữa vùng cát trắng mịn từ biển Non Nước kéo dài đến bán đảo Tiên Sa, chỉ cần có một chút hiểu biết về địa lý sẽ suy ra được Đường Tăng chẳng dại gì "mua đường" khi đi qua địa phận Việt Nam để tới Tây Trúc.
Tương truyền, Đường Tăng được xây dựng dựa trên nguyên mẫu của vị cao tăng Trung Quốc tên Đường Huyền Trang, sống vào thế kỉ 7. Ông đã đi qua các vùng Tân Cương, Afganistan, Nepal, Ấn Độ… để tới được Taxila và tu hành tại đây hàng chục năm rồi mới trở về Trung Quốc. Số kinh thư mà vị cao tăng này mang về bao gồm 600 bộ bằng tiếng Phạn, trong đó có 74 bộ được ông dịch ra tiếng Hán trong vòng gần 20 năm.
Theo SHTT