Thục Gia Hoàng quý phi là ai mà được Càn Long sủng ái nhất?

Google News

Hậu cung trong các thời kỳ phong kiến Trung Hoa, không hiếm các phi tần ngoại quốc và đa phần họ đều chết thảm do không có thủ đoạn bằng các phi tần chính quốc.

Nhưng Thục Gia Hoàng quý phi - vị phi tần được Càn Long sủng ái nhất, là trường hợp đặc biệt.

Thục Gia Hoàng quý phi (1713 - 1755), có tên thật là Kim Giai thị là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long hoàng đế. Bà là hậu duệ một gia tộc gốc Triều Tiên, gốc gác hiện ở Nghĩa Châu.

Sau sự kiện Đinh Mão chi dịch xảy ra năm 1617, tổ tiên bà đến cậy nhờ Hậu Kim, sinh sống ở vùng Đông Bắc, do vậy về căn bản Kim thị là một Mãn Châu nữ tử gần như thuần chủng. Nhà Thanh thiết lập Cao Ly Tá lĩnh, là xếp dòng dõi của bà vào hệ này, cũng xem là trở thành chân chính Mãn Châu sĩ phu. Căn cứ "Mãn Châu Bát Kỳ thị tộc thông phổ" ghi lại, Cao Ly Tá lĩnh, là Tá lĩnh độc nhất ở Nội Vụ phủ, đều lệ thuộc Chính Hoàng kỳ Bao y đệ tứ Tham lĩnh, sở hữu 43 dòng họ khác nhau, trong đó Kim thị và Hàn thị là 2 họ hiển hách nhất. Hai gia tộc đều lấy quân công lập nghiệp, cũng hoạch phong thế chức, do vậy Mãn Châu quý tộc đối với họ rất ưu ái cùng coi trọng, trở thành sĩ tộc có ảnh hưởng trong Mãn Châu xã hội. Bằng vào việc họ quy phục thuở kiến sơ, gây dựng sự nghiệp trung lập hạ hiển hách chiến công, dần dần trở thành “Liêu tả danh gia”, Cao Ly vọng tộc.

Theo "Bát Kỳ thông chí" cuốn 4 kỳ phân chí ghi lại: năm đầu Thiên Thông (1627), tằng tổ phụ là Tam Đạt Lễ, khi đó tùy trưởng huynh Tân Đạt Lễ quy phụ Hậu Kim, lấy làm quan phiên dịch. Đương Hoàng Thái Cực quy mô dụng binh Triều Tiên bán đảo, do vậy cho quy phục Chính Hoàng kỳ Bao y, nhậm Cao Ly Tá lĩnh, Tân Đạt Lễ nhậm Cao Ly đệ nhị Tá lĩnh, kiêm Nội Vụ phủ Tam kỳ Hỏa doanh Tổng quản sự. Tổ phụ Thượng Minh không rõ sự tích. Cha của Kim thị là Thượng Tứ Viện Khanh Kim Tam Bảo, từng là Tuần thị Trường lô diêm chính, sau thăng Võ Bị viện Khanh, kiêm nhậm Công trung Tá lĩnh, nhậm Đệ tam Tá lĩnh kiêm Đệ tứ Tá lĩnh. Anh trai trưởng Kim Đỉnh từng nhậm Lam Linh thị vệ, thứ huynh Kim Huy từng nhậm Mãn Tả thị lang của bộ Binh, anh út là tương lai Lễ Bộ Thượng thư Kim Giản.

Khi đến tuổi trưởng thành, Kim thị nhập Bảo Thân vương phủ, hầu hạ Hoằng Lịch với thân phận Cách cách. Khi Hoằng Lịch đăng cơ, sách phong làm Quý nhân.

Năm Càn Long thứ 2 (1737), mùa xuân, ban chỉ dụ tấn phong Kim Quý nhân thành Gia tần. Theo Mãn văn, "Gia" có nghĩa là "đáng khen". Ngày 4 tháng 12, lấy Lễ bộ Thượng thư Nhậm Lan Chi làm Chính sứ, Nội Các Học sĩ Ngô Gia Kỳ làm Phó sứ, tiến hành lễ sách phong. Sách văn rằng:

“Gia tần Kim thị sơ phong

Trẫm duy tán cung đình nhi phu hóa. Thục đức phi chiêu. Ban vị hào dĩ phân vinh. Ân quang thức hoán. Hành hoàng khắc diệp. Luân phất du gia.

Nhĩ Quý nhân Kim thị, tảo dục danh môn. Túc bẩm ôn cung chi độ. Cửu cần nội chức. Bị nhàn kính thận chi nghi. Tư ngưỡng thừa Hoàng thái hậu từ dụ. Sách phong nhĩ vi Gia tần.

Nhĩ kỳ tượng phục khâm thừa. Lí khiêm hòa nhi nhạ phúc. Hồng hi vĩnh hà. Mậu đôn thuận dĩ ngưng tường. Khâm tai.”

Và từ đây, bà sống trong nhung lụa và cuộc đời bình yên đến lạ thường.

Thuc Gia Hoang quy phi la ai ma duoc Can Long sung ai nhat?

 

Với gốc gác là người Triều Tiên nhưng cuộc hôn nhân của Kim Giai thị không có mang tính chính trị ngoại bang

Trên thực tế, khác với những triều đại trước đó, ở đời nhà Thanh - triều đại cuối cùng của Trung Hoa phong kiến, các vị Hoàng đế đặc biệt ít tuyển phi tần từ Triều Tiên. Nếu có tuyển chọn, Hoàng đế cũng chỉ lựa chọn những nữ nhân có xuất thân từ các gia tộc gốc Triều Tiên nhưng đã quy hàng Trung Hoa (vì nhiều lý do, đa phần là mâu thuẫn với giai cấp thống trị ở Triều Tiên) và có địa vị nhất định trong xã hội. Trong số các gia tộc ấy, họ Kim, họ Hàn (Han), họ Lý (Lee) và họ Phác (Park) là 4 gia tộc danh giá nhất.

Nổi bật hơn cả là gia tộc họ Kim, quy phục Trung Hoa năm 1627 và đến đời nhà Thanh đã có nhiều cống hiến cho triều đình nên nhiều nhân vật trong gia tộc này đã được sắc phong vào hàng ngũ quan lại cao cấp. Và Thục gia Hoàng Quý phi Kim Giai Thị chính là thiên kim tiểu thư có xuất thân từ gia tộc này. Ở thời của bà, cha bà là Kim Tam Bảo giữ chức Thượng thư Tứ viện khanh. Anh trai của bà là Kim Giản cũng làm quan tới chức Lại bộ Thượng thư.

Vậy nên, từ khi Thanh Cao Tông Càn Long Đế còn là Hoàng tử, bà đã được tuyển chọn trở thành Cách Cách và sống trong Tiềm Để cùng ông. Đến khi ông đăng cơ Hoàng đế, bà chính thức được sắc phong vị trí Quý Nhân trong hậu cung lúc bấy giờ. Tới đây, con đường hoạn lộ của bà mới chính thức khai hoa nở nhụy.

Sinh hạ 4 Hoàng tử, từng bước vững chắc đi lên trong hậu cung đầy tâm cơ

Mùa xuân năm Càn Long thứ 2 (1737), Kim Quý Nhân được Càn Long đế ban chỉ dụ tấn phong trở thành Gia Tần. Và đúng như người đương thời hay nói, mẹ quý nhờ con, nên việc Gia Tần sinh hạ 4 Hoàng tử sau đó đã giúp bà nâng cao vị trí của mình, từng bước từng bước một, phi vị của bà trụ vững mà hầu như không ai có thể lật đổ được.

Năm Càn Long thứ 4 (1739), ngày 14 tháng 1 (tức ngày 21 tháng 2 dương lịch), bà hạ sinh Hoàng tứ tử Vĩnh Thành. Năm Càn Long thứ 6 (1741), ngày 13 tháng 2, bà được phong thành Gia phi, tháng 11, lấy Lễ bộ Thượng thư Tam Thái làm Chính sứ, Lễ bộ Thị lang Mãn Sắc làm Phó sứ, hành sắc phong lễ. Năm Càn Long thứ 11 (1746), ngày 15 tháng 10, giờ Ngọ, bà sinh hạ Hoàng bát tử Vĩnh Tuyền. Năm Càn Long thứ 13 (1748), ngày 1 tháng 7, bà được chỉ dụ sắc phong thành Gia Quý phi. Ngày 8 tháng 4 sang năm (1749), lấy Đại học sĩ Sử Di Trực làm Chính sứ, Lễ bộ Thượng thư Vương An Quốc làm Phó sứ, hành sắc phong Quý phi đại lễ, nhận sách bảo. Năm đó, ngày 9 tháng 7, giờ Hợi, hạ sinh Hoàng cửu tử. Năm sau (1749), ngày 27 tháng 4, Hoàng tử hoăng thệ, an táng cùng chỗ với Đoan Tuệ hoàng thái tử. Năm Càn Long thứ 17 (1751), ngày 7 tháng 2, giờ Thần, sinh Hoàng thập nhất tử Vĩnh Tinh.

Đến tháng 10 cùng năm, bà được theo bồi giá hoàng đế và Kế hậu trong chuyến đi khảo sát Dụ lăng ở Tuân Hóa và dự lễ phụng an Hiếu Hiền hoàng hậu, Tuệ Hiền hoàng quý phi và Triết Mẫn hoàng quý phi. Thời điểm đó, Dụ lăng vẫn đang trong quá trình hoàn thành. Ngày 27 tháng 10, Kim Giai Thị cùng đế hậu tham gia lễ hạ táng Hiếu Hiền hoàng hậu xuống địa cung Dụ lăng.

Thuc Gia Hoang quy phi la ai ma duoc Can Long sung ai nhat?-Hinh-2

 

Cùng với Hiếu Nghi Thuần hoàng hậu Ngụy Giai Thị, Thục Gia hoàng quý phi là người sinh nhiều con trai nhất cho Càn Long. Ngoại trừ hoàng cửu tử mất sớm, các con của bà đều được phong tới tước thân vương và đều là những bậc kỳ tài của hoàng gia, thậm chí là cả triều Thanh, đặc biệt Thành Triết thân vương Vĩnh Tinh còn được liệt vào hàng tứ đại thư pháp dưới thời Càn Long và có tài thư pháp, văn thơ nổi tiếng. Các hoàng tử của Thục Gia hoàng quý phi cũng được cho là sống rất thọ so với thời bấy giờ, trong đó có Nghi Thận thân vương Vĩnh Tuyền thọ tới 87 tuổi. Bức họa chân dung Kim Giai Thị thời gian là Gia phi được lưu lại trong tập tranh Tâm tả trị bình, chứng tỏ bà là một trong những phi tần được Càn Long sủng ái.

Năm Càn Long thứ 20 (1755), ngày 15 tháng 11, Gia Quý phi Kim thị lâm trọng bệnh và qua đời, thọ 42 tuổi. Ngày 16 tháng 11, theo ý chỉ của Sùng Khánh Hoàng thái hậu, bà được truy phong thành Hoàng quý phi. Ngày 17 tháng 11, sách truy tặng thụy hiệu là Thục Gia Hoàng quý phi, theo âm Mãn thì "Thục" có nghĩa là "dịu dàng", "uyển thuận". Tạm an ở Tấn cung, Tĩnh An trang.

Năm Càn Long thứ 22 (1757), ngày 2 tháng 11, kim quan của Thục Gia Hoàng quý phi được an táng vào Dụ lăng địa cung, Thanh Đông lăng. Bà là 1 trong 5 hậu phi duy nhất an táng ở Dụ lăng cùng Càn Long Đế, bên cạnh Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu, Hiếu Nghi Thuần hoàng hậu, Tuệ Hiền Hoàng quý phi và Triết Mẫn Hoàng quý phi. Thần bài của bà được đặt ở Tây Noãn các trong Long Ân điện, phía Tây bài vị của Tuệ Hiền Hoàng quý phi (ở giữa Noãn các), và phía Đông là Triết Mẫn Hoàng quý phi bài vị.

Qua đời vẫn mang về vinh hiển cho gia tộc và những khắc họa suy đoán về những toan tính của nhân vật qua phim ảnh

Đáng lưu ý là dù đã qua đời, nhưng những ân sủng của bậc Thiên tử dành cho bà vẫn còn tiếp tục. Chẳng hạn như việc Hoàng đế Gia Khánh (kế vị Càn Long đế) đã hạ lệnh gia tộc của bà được thoát khỏi Bao y thân phận, chân chính trở thành Chính Hoàng kỳ Mãn Châu, nhập Thượng Tam kỳ, đổi gọi thành Kim Giai thị. Từ đây gia tộc trở nên hưng thịnh, Kim Giản lần lượt nhậm Tương Hoàng kỳ Hán quân Đô thống, rồi Lại bộ Thượng thư. Con là Ôn Bố, sơ thụ Bái đường a, Lam Linh thị vệ, Tổng binh trấn Thái Ninh, Nội Vụ Phủ đại thần, Võ Anh điện Tổng đài quan, Tương Hồng kỳ Hán quân Phó đô thống, Công Bộ thị lang, Chính Hồng kỳ Mông Cổ Phó đô thống, cuối cùng là Thượng thư bộ Hộ. Cháu Thiện Ninh, tập nhậm Thế quả Tá lĩnh, còn Kim Huy từng nhậm Tả Thị lang bộ Binh. Này gia tộc từ khi liên hôn hoàng thất, dần dần phát đạt.

Thuc Gia Hoang quy phi la ai ma duoc Can Long sung ai nhat?-Hinh-3

 

Quả thật, với xuất thân khác biệt của Thục Gia Hoàng Quý Phi Kim Giai Thị mà bà không những không bị "đào thải" sớm trong chốn hậu cung nhà Thanh vốn thâm độc nhiều tâm cơ, mà còn trụ vững, nâng cao phi vị của mình cho tới khi cuối đời và mang về cho gia tộc không ít vinh hiển đúng là chuyện hiếm thấy.

Nhưng để đạt được những điều ấy, thì liệu bà có chiêu bài hay thủ đoạn gì bí mật hay không? - đây là một câu hỏi lớn mà hậu thế ngày nay vẫn còn bao thắc mắc chưa tìm được lời giải. Chính vì lẽ đó, nên nhiều bộ phim cung đấu nhà Thanh ra đời trong bối cảnh thời Thanh Cao Tông Càn Long đã có không ít khắc họa suy đoán về những mưu tính tâm cơ của bà, khiến cho không ít người ghét cay ghét đắng. Dễ thấy gần đây nhất chính là nhân vật Gia Tần trong bộ phim "Diên Hi Công Lược" và Gia phi Kim Ngọc Nghiên trong "Hậu cung Như Ý Truyện".

Theo Dân Việt