Trong khi đó, nữ giới không có bất cứ một quyền hạn gì. Họ phải sống phụ thuộc vào người khác, "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Bản thân họ không được có chủ kiến, và quan trọng nhất nữ giới vô tài mới là đức hạnh.
Những người thuộc tầng lớp thượng lưu, giàu có và quyền lực, tất nhiên có thể cưới nhiều phụ nữ để kiếm người nối dõi tông đường nhưng những người nghèo khổ dưới đáy xã hội thì sao? Một số người ở tầng lớp này rơi vào tình trạng không đủ ăn, họ lấy đâu ra tiền để cưới vợ, sinh con?.
Xã hội trọng nam khinh nữ
Trước khi bước vào xã hội phong kiến, đàn ông phải làm những công việc lao động chân tay nặng nhọc, còn phụ nữ làm nhiệm vụ sinh sản, phân phối lương thực, chăn nuôi, phục vụ già trẻ. Vì vậy, địa vị xã hội lúc bấy giờ là một xã hội mẫu hệ, trong đó phụ nữ cao hơn nam giới, và đó cũng là thời đại của chế độ đa phu.
Trong xã hội mẫu hệ như vậy, những đứa trẻ sinh ra đều mang họ mẹ, đó cũng là biểu hiện cho địa vị cao cả của người phụ nữ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, điều kiện vật chất và sức mạnh của nam giới đã làm cho hệ thống xã hội dần biến đổi, và nó bắt đầu chuyển dần sang một xã hội phụ hệ. Về sau, địa vị xã hội của nam giới ngày càng cao, trong khi địa vị xã hội của nữ giới ngày càng thấp, điều này đã hình thành nên sự tương phản rõ rệt.
Những người đàn ông giới thượng lưu có thể nạp năm thê bảy thiếp, đồng nghĩa với việc tỷ lệ kết hôn giữa nam và nữ không đồng đều trong xã hội. Làm sao để đàn ông nhà nghèo có thể lấy được vợ?
Những cách đàn ông nhà nghèo có thể lấy được vợ
Thời cổ đại xảy ra nhiều cuộc chiến tranh, hàng năm các thanh niên trai tráng cần phải nhập ngũ. Hầu hết những người đàn ông thuộc tầng lớp thượng lưu sẽ không đi lính. Để giải quyết vấn đề dân số này, triều định cũng đã thực hiện một loạt các biện pháp. Triều đình sẽ quy định độ tuổi kết hôn hợp pháp cho phụ nữ chưa kết hôn, đặt tuổi kết hôn là 13 hoặc 14 tuổi, đồng thời quy định tất cả phụ nữ không được quá 18 tuổi mà chưa kết hôn.
Nếu phụ nữ quá tuổi kết hôn hợp pháp mà chưa kết hôn, chính quyền sẽ can thiệp và cưỡng chế theo hai cách: Thứ nhất, phạt tiền hàng năm đối với phụ nữ đủ tuổi kết hôn hợp pháp mà chưa kết hôn. Số tiền được xác định theo hệ thống triều đình thời bấy giờ, nhưng số tiền thường không nhỏ, và những người dân thường nghèo không thể có khả năng nộp phạt được, vì vậy gia đình vẫn sẽ tìm cách gả con gái đã đến tuổi càng sớm càng tốt.
Thứ hai, triều đình cũng đã đưa ra biện pháp giúp đỡ những phụ nữ đủ tuổi kết hôn hợp pháp nhưng chưa có “người thương”. Tuy nhiên, lựa chọn của họ chỉ là những người đàn ông quá tuổi lấy vợ vì nhà nghèo hoặc bị khuyết tật về thể chất. Bằng cách này, một phần của vấn đề hôn nhân của những người đàn ông nhà nghèo được giải quyết một cách gián tiếp.
Theo Công lý & xã hội