Đức Linh sinh ra vào cuối thời nhà Thanh và trở thành nữ quan thân cận của Từ Hi Thái hậu. Khoảng thời gian ngắn ở bên Lão Phật Gia đã giúp cô nhìn thấy được tương lai sụp đổ của cả triều đại này.
Cha của Đức Linh là một nhà ngoại giao cuối thời nhà Thanh. Ông đã vượt đại dương và du hành đến nước Pháp xa xôi, cùng nước Nhật bí ẩn. Chính vì vậy, Dục Đức Linh đã trải qua quãng thời gian niên thiếu ở nước ngoài.
Khi còn trẻ, Đức Linh đắm mình vào việc trau dồi nền Văn hóa các nước. Cô thành thạo tiếng Trung, Pháp, Nhật và đây là điều hiếm có ở thời điểm đó. Nền tảng độc đáo này đã mở đường cho cô kết nối với thế giới trong tương lai.
Năm 17 tuổi, Dục Đức Linh theo cha trở về Trung Quốc. Cô nhanh chóng thu hút sự chú ý của Từ Hi và trở thành nữ quan thân cận, của bà. Đức Linh không chỉ tháp tùng và phục vụ mà còn là thông dịch viên, cố vấn của Từ Hi khi giao tiếp với người nước ngoài.
Ảnh minh họa
Đến năm 1907, Dục Đức Linh kết hôn với một nhà ngoại giao Mỹ đóng quân tại Thượng Hải. Cô theo chồng đến Mỹ để bắt đầu cuộc sống mới. 2 năm ở bên cạnh Từ Hi đã khiến cô trở thành nhân chứng của lịch sử và là người duy nhất có thể mô tả khách quan về thời đại đó.
Về sau, Đức Linh đã viết nhiều cuốn hồi ký về cuộc sống trong Tử Cấm Thành. Cô không có ác cảm cá nhân với Từ Hi, viết ra những trải nghiệm của mình để mang lại lợi ích cho thế hệ tương lai. Lời nói của cô không hề khoa trương mà đó là lối kể chuyện điềm tĩnh, chân thành.
Chiếc bồn cầu có hình dáng độc đáo như một con tắc kè lớn, được bậc thầy chạm khắc gỗ làm cẩn thận trong nhiều năm. Tay vịn bồn cầu được làm từ vàng nguyên chất, mắt tắc kè được khảm hồng ngọc quý giá.
Không chỉ vậy, bên trong bụng tắc kè còn chứa những hương liệu quý, khử đi mùi hôi và tạo ra mùi thơm cho trải nghiệm đi vệ sinh của Từ Hi. Có thể nói mỗi lần như vậy, Lão Phật Gia đang dự một "bữa tiệc" hương liệu trong cung.
Việc đi vệ sinh của Từ Hi cũng trở thành một nghi thức phức tạp. Trước tiên, bà thông báo cho hoạn quan riêng của mình. Sau đó, tin tức này được truyền xuống từng tầng, các cung nữ và thái giám đều được trang bị đẩy đủ dụng cụ, rất nhanh chóng vào vị trí.
Lúc Từ Hi đi vệ sinh, một cung nữ sẽ đứng ở cửa, miệng ngậm nước ấm để làm ẩm giấy vệ sinh cho bà. Cảnh tượng này thực sự hoành tráng, có thể so sánh với một buổi lễ hoàng gia.
Thủ tục tắm xa hoa gây choáng
Lễ tắm của Từ Hi giống như một vở kịch lớn trong cung điện. Mỗi bước đi đều tràn đầy thần bí, sang trọng và không khí tinh tế. Trước khi Từ Hi chuẩn bị đi tắm, bà sẽ thông báo trước. Sau đó thái giám sẽ cẩn thận chuẩn bị bồn tắm, nước, khăn tắm, xà phòng, nước hoa và nhiều vật dụng khác. Mọi sự chuẩn bị phải hoàn hảo.
Bồn tắm của Từ Hi có chất liệu và tay nghệ hoàn hảo. Chúng không chỉ được làm từ gỗ đàn hương mà còn được khảm đồ trang trí bằng vàng, bạc, nhiều loại đá quý như mã não và ngọc bích. Những đồ trang trí đều được làm thủ công, mất nhiều năm mới hoàn thành bồn tắm này.
Nhiệt độ nước tắm của Từ Hi lúc nào cũng duy trì ở mức 35 độ vào mùa hè, tăng lên khoảng 40 độ vào mùa đông, được kiểm soát chặt chẽ, không có sai sót. Nếu cung nữ nào vô tình để nhiệt độ nước quá cao sẽ bị đánh 50 roi rồi đưa đến phòng giặt. Tại đây, cô gái đó sẽ không được nhìn thấy ánh sáng trong suốt quãng đời còn lại.
Duy trì nhiệt độ nước tắm là một nhiệm vụ phức tạp. Mấy thái giám đang đun nước bên ngoài, trong khi 12 cung nữ thay phiên nhau đổ nước ấm vào bồn, múc nước lạnh ra. Có thể nói đây là công việc có tính hợp tác cao, điều chỉnh tốt.
Quá trình tắm của Từ Hi cũng rất độc đáo. Không giống như những người khác, bà tắm riêng phần thân trên và thân dưới. Quá trình này giống như một vũ điệu cung đình, trong đó tất cả những người tham gia đều đóng vai trò không thể thiếu để đảm bảo sự thoải mái và uy nghi của Từ Hi.
Lễ tắm của Từ Hi không chỉ mang tính nghi thức mà còn có triết lý độc đáo của riêng bà. Theo bà, phần thân trên tượng trưng cho trời, trong sáng và hoàn mỹ; phần thân dưới tượng trưng cho đất, nơi chứa đựng sự bẩn thỉu của thế giới. Trời và đất không bao giờ có thể nhầm lẫn, niềm tin này khiến bà tuân theo nghi thức tắm 2 lần.
Cả hai bồn tắm đều độc đáo. Bồn tắm dành cho phần thân trên được làm bằng ngọc bích, có tâm lõm phù hợp với những đường cong của cơ thể con người, tạo cho Từ Hi cảm giác thoải mái khi ngâm mình.
Để đảm bảo quá trình tắm rửa của Từ Hi diễn ra suôn sẻ, cần có 8 người hầu đã được tuyển chọn và huấn luyện nghiêm ngặt. Sở dĩ cần nhiều người vì quá trình này phức tạp, mất nhiều thời gian, khiến các cung nữ dễ mệt mỏi nên phải thay thế liên tục để duy trì hiệu quả.
Trong quá trình này, 4 cung nữ đứng trước, sau, trái, phải. Một trong số họ sẽ làm ướt khăn tắm rồi trao cho những cung nữ khác. Họ dùng khăn tắm nhẹ nhàng lau người cho Từ Hi, như vùng ngực, lưng, bụng, nách và 2 cánh tay. Quá trình này được lặp lại 9 lần bởi số 9 tượng trưng cho địa vị cao nhất.
Tiếp theo, những cung nữ sẽ thoa xà phòng hồng nguyên chất lên người Từ Hi. Bước này cần có sự hợp tác ăn ý, họ thoa xà phòng lên khăn rồi nhẹ nhàng chà xát cơ thể bà.
Khăn dùng sau mỗi lần tắm sẽ không được tái sử dụng. Vì vậy, nước trong bồn tắm sau mỗi lần tắm vẫn rất trong. Nhưng cũng vì điều này mà mỗi lần như vậy, Từ Hi đều dùng tốn khăn tắm. Vào mùa hè, bà cần tới 150 chiếc khăn tắm.
Công chúa Đức Linh choáng váng trước thủ tục tắm rửa rườm rà của Từ Hi. Cô lặng lẽ quan sát bên lề, bị sốc trước sự xa hoa và trang trọng của cung điện này.
Thời điểm đó, Trung Quốc đang bị liên quân 8 nước tấn công. Nhà Thanh bị bao vây cả trong lẫn ngoài. Lễ tắm của Từ hi vô cùng xa hoa nhưng lại là biểu tượng cho gánh nặng ngân khố quốc gia. Đức Linh hiểu rằng sự suy tàn của đất nước và sự kết thúc của triều đại này là điều chắc chắn.
Theo Văn hóa và Phát triển