Longyearbyen là một thị trấn nhỏ bé tọa lạc ở trung tâm vùng
Svalbard, Na Uy. Đây là nơi sinh sống của khoảng 2.000 cư dân.
Longyearbyen thoạt nhìn thì là một thị trấn yên bình nằm ở xứ tuyết xinh
đẹp, nhưng nó lại nổi tiếng khắp thế giới vì có một số điều luật rất
đặc biệt khiến người ta phải tò mò.
Khu định cư này được biết
đến là thị trấn gần cực bắc nhất có người sinh sống trên Trái đất hiện
tại. Do đó, vào mùa đông, đêm có thể kéo dài tới 4 tháng. 120 ngày không
có ánh sáng tự nhiên do vị trí địa lý của nó khiến người dân nơi đây
phải quen với nhịp sinh sống khác biệt. Dù là một nơi vô cùng lạnh giá,
thị trấn nhỏ này thu hút nhiều khách du lịch vì lịch sử hấp dẫn.
Thị trấn Longyearbyen
ban đầu được tạo ra như một khu định cư cho các công nhân mỏ than. Vào
thời điểm đó, nơi đây sở hữu một trong những mỏ than lớn nhất ở vùng
Scandinavia. Gần những năm 2000 khi mỏ trở nên cạn kiệt, những người
công nhân vẫn không rời đi. Hiện tại họ và hậu duệ sống chủ yếu trên đất
liền và kiếm tiền chủ yếu nhờ vào ngành du lịch phát triển.
Người
dân ở Longyearbyen đã đề ra một số luật khắc nghiệt mà đối với người
ngoài có thể không hợp lý, nhưng đối với phong cách sống của họ do thời
tiết khắc nghiệt quanh năm thì lại hợp lý. Khi thị trấn phát triển, có
nhiều người đã muốn đến đây định cư như một cách “trốn thoát” khỏi thế
giới bên ngoài vì Longyearbyen tăm tối có vẻ u ám nhưng thực sự rất đẹp
và yên bình.
Không được sinh con
Luật
thứ hai về việc không được phép sinh con trong khu định cư là vì
Longyearbyen không có nhà hộ sinh do dân số ít. Để tránh bất kỳ rủi ro
nào trong quá trình chuyển dạ, người Longyearbyen đặc biệt khuyên người
mang thai nên đến thành phố hoặc thị trấn gần nhất có nhà hộ sinh hoặc
bệnh viện vì chính an toàn của họ.
Không tiếp nhận loài mèo
Bên
cạnh đó, Longyearbyen còn có một luật thú vị khác là mèo không được
phép bước chân vào thị trấn. Nguyên nhân là do mèo có thể săn những con
chim trong thị trấn và khiến chúng tuyệt chủng. Vì vậy, thay vì chấp
nhận rủi ro không cần thiết, mèo bị cấm hoàn toàn. Để bảo vệ môi trường
sống của mình, người Longyearbyen phải đặt ra những điều luật nghe thì
kỳ quặc và khó hiểu nhưng thực ra lại rất hợp lý. Và nếu muốn đến định
cư ở xứ tuyết cổ tích này, hay thậm chí chỉ là ghé thăm, tất cả mọi
người đều phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt.
Nơi lưu giữ “tương lai của nhân loại”
Một
điều thú vị khác ở Longyearbyen và khá hấp dẫn đối với khách du lịch là
ở đây có ngân hàng hạt giống. Nó được đặt ở chính mỏ than cũ đã cạn
kiệt và có tầm quan trọng với tương lai nhân loại. Ngân hàng hạt giống
được thành lập nhằm bảo vệ các loại thực vật đã được phát hiện và một số
đã tuyệt chủng, hiện đang lưu giữ hơn 800.000 hạt giống các loại và số
lượng ngày càng tăng. Trong trường hợp thảm họa tự nhiên hoặc thậm chí
là chiến tranh hạt nhân xảy ra trong tương lai, nó sẽ là nguồn “cứu tế”
của loài người.
Theo Thể thao & Văn hóa