Thành phố cổ đại phân loại theo chức năng chính trị. Về việc phân loại thành phố trong thời cổ đại của Trung Quốc được dựa theo cấp bậc địa vị của thành phố để phân loại. Trong cuốn “Chu lễ - Doanh quốc chế độ” đã chia thành phố cổ đại thành 3 cấp bậc: “Vương Thành, Chư Hầu Thành, Sĩ Đại Phu Thái Ấp”, hình thành chế độ 3 cấp thành ấp của thời Chu.
Cách phân loại này vẫn luôn được sử dụng, đồng thời đã dần chuyển biến thành cách phân loại 3 cấp đô thành, phủ châu huyện thành và tập trấn thông thường.
Loại đô thành
Theo thống kê, từ thời Hạ tới thời Thanh, lần lượt trải qua hơn 20 vương triều phong kiến và có hơn 60 đô thành chính. Trong đó, khoảng thời gian Tây An được đặt làm kinh đô là 1077 năm, Bắc Kinh là 886 năm, Lạc Dương là 885 năm, Nam Kinh là 434 năm, Khai Phong là 336 năm, Hàng Châu là 210 năm,...
Loại phủ châu huyện thành
Tần Thủy Hoàng đã thiết lập chế độ quận huyện, triều Hán tiếp tục thiết lập chế độ châu trên hai cấp quận, huyện và được tiếp diễn đến triều Đường. Các triều đại sau đó tuy có sự thay đổi nhưng vẫn duy trì chế độ 3 cấp cơ bản của Hán Đường. Theo thống kê trong khoảng những năm Đường Khai Nguyên và Đường Thiên Bảo (2 niên hiệu thời Đường), khi ấy “châu, phủ có 328, huyện có 1573” (theo “Tân Đường thư- Địa lý thái”). Các triều đại sau này, số lượng này có sự tăng giảm nhẹ.
Ngoài ra còn các tập trấn bình thường thì số lượng rất nhiều.
Theo Vũ Phong/Công lý & xã hội