Nguồn gốc của tháng 7 âm lịch có nguồn cội từ Trung Quốc, khi Ngọc Hoàng cho phép Diêm Vương mở cửa Quỷ môn quan vào ngày 2/7 hàng năm, để cho những linh hồn đói khát trong thế giới ma quỷ trở về thế gian. Vì vậy, dân gian thực hiện lễ cúng cháo, gạo, muối để tránh sự quấy rối từ ma quỷ. Tại Việt Nam, tháng 7 âm lịch kéo dài suốt một tháng, không giới hạn vào một ngày cụ thể, và nó không được xem là tháng đem lại may mắn. Do đó, nhiều hoạt động như cưới hỏi, khởi công, mua sắm, và các công việc quan trọng khác thường tránh tháng này.
Tháng 7 âm lịch không chỉ là thời gian để tưởng nhớ tới người đã khuất mà còn kết hợp nhiều tín ngưỡng và quan niệm dân gian.
|
Ảnh minh họa |
Những điều không nên làm trong tháng 7 âm lịch:
Không gội đầu đêm sau 23h.
Không treo chuông gió ở đầu giường hoặc trong không gian phòng ngủ.
Tránh đi chơi đêm, đặc biệt là những người yếu bóng vía và trẻ nhỏ.
Không cúng chúng sinh trong nhà mà nên cúng ngoài sân, ngoài đường hoặc tại các đình, chùa.
Không ăn vụng đồ cúng và không phơi quần áo vào ban đêm.
Không thức quá khuya và tránh xa những nơi tối tăm.
Không mua bán đất đai, phương tiện vào khoảng từ 12/7 - 18/7 âm.
Những điều nên thực hiện trong tháng 7 âm lịch:
Thăm mộ người thân, cúng viếng linh hồn tại nghĩa trang hoặc trong các chùa chiền.
Hạn chế sát sinh các con vật và không ăn thịt chó, mèo, ba ba, rùa, rắn, cá chép trong tháng này.
Thực hiện các hành động thiện lành và trì tụng kinh kệ theo tôn giáo.
Ưu tiên việc tránh xung đột, làm phúc thiện và cứu người trong trường hợp khẩn cấp.
Một điều đặc biệt đáng chú ý là việc dùng hỗn hợp ngũ vị hương để thanh tẩy không gian, cân bằng sinh khí trong nhà sau ngày 17 âm và đầu tháng 8 âm lịch.
Tuy những tín ngưỡng và quan niệm trong tháng cô hồn không thể được chứng minh bằng khoa học, nhưng người Việt vẫn coi đây là một cách thể hiện lòng kính trọng, tôn trọng đối với các linh hồn đã khuất và mang tính nhân văn cao cả.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!
Theo Bảo Ngọc/Doanh nghiệp Việt Nam