Trong các bộ phim, Lưu Dung được xây dựng với hình ảnh nhỏ con, thấp bé nhẹ cân và đặc trưng nhất là tấm lưng gù. Vì biệt danh Lưu Gù mà dân gian gọi ông nên tất nhiên ai ai cũng mặc định vị quan này bị gù lưng.
Nhưng thực tế Lưu Dung có bị gù như tương truyền? Và nếu ông không bị gù lưng thì cái tên Lưu Gù từ đâu mà ra?
Vào thời nhà Thanh, việc lựa chọn chức quan luôn dựa trên "thân, ngôn, thư, và pháp" làm điều kiện chính. Cái gọi là “thân” nghĩa là thân thể, đòi hỏi phải có những nét mặt chính xác và ngoại hình đẹp. Cái gọi là “ngôn”nghĩa là ăn nói rõ rang, nếu không sẽ gây trở ngại cho việc quản lý. Cái gọi là “thư” có nghĩa là chữ viết phải ngay ngắn, đẹp đẽ để cấp trên có thể đọc bản báo cáo của mình. Cái gọi là “pháp” có nghĩa là suy nghĩ nhanh chóng và phán đoán rõ ràng, nếu không sẽ gây ra những điều sai trái và gây hại cho người khác.
Trong 4 tiêu chuẩn này, “thân” là quan trọng nhất. Có thể thấy, các quan bầu cử thời nhà Thanh rất coi trọng vẻ bề ngoài của người được bầu chọn. Vì vậy, năm xưa từng thuận lợi tiến vào chốn quan trường, cho dù Lưu Dung không phải là một người ưa nhìn thì anh ta cũng không bị khuyết tật về thể chất - gù bẩm sinh.
Năm 1958, trong lúc người dân mở rộng diện tích đất canh tác tại thành phố Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, ngôi mộ của Lưu Dung và vợ đã được phát hiện. Sau hơn trăm năm nằm dưới lòng đất, hài cốt của Lưu Dung vẫn còn tìm được khá nguyên vẹn. Hộp sọ của ông tương đối lớn, bắp chân dài khoảng 75cm. Theo ước tính của các chuyên gia, Lưu Dung có chiều cao lên đến 1,9 mét.
Theo PV/Công Lý và Xã Hội