Tào Tháo (155 – 220), tự Mạnh Đức, là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc. Trong cuộc đời cầm quân của mình, ông từng lập nên nhiều chiến công hiển hách, vang danh thiên hạ. Kể về ông có hàng trăm, hàng nghìn giai thoại.
Đa nghi là tính tính cách nổi bật nhất của Tào Tháo, thậm chí đã đi vào thành ngữ dân gian: "Nóng như Trương Phi, đa nghi như Tào Tháo", để nói về tính cách đa nghi của ông.
Sử sách chép lại rất nhiều về thói đa nghi của ông. Nhưng câu chuyện nổi tiếng nhất có lẽ là giai thoại Tào Tháo giết cả nhà ông lão Lã Bá Sa (người có mối giao tình thân thiết với cha ông và cũng đã có ơn cưu mang trong lúc ông bị truy nã).
Tào Tháo giết cả nhà Lã Bá Sa chỉ vì hiểu nhầm.
Trên đường trốn truy nã sau khi cả gan ám sát Đổng Trác, Tào Tháo đã ghé vào nhà người quen là Lã Bá Sa. Nhưng do hiểu lầm, nghi người nhà của Lã Bá Sa mài dao giết mình nên Tào Tháo đã ra tay giết cả nhà họ (thực chất là mài dao mổ lợn, thết đãi Tào Tháo).
Sự kiện hư cấu này cũng chính là nguồn gốc phát sinh một trong những câu nói nổi tiếng của nhân vật Tào Tháo trong tiểu thuyết: "Ta thà phụ thiên hạ chứ không để thiên hạ phụ ta".
Theo PV/Dân Việt