Vượt mặt Tào Tháo và Tôn Quyền, Lưu Bị có lẽ là vị hoàng đế được tôn thờ nhất trong thời Tam quốc tại Trung Hoa. Tự là Huyền Đức, ông được biết đến là một vị thủ lĩnh tài ba và khai quốc Thục Hán.
Tuy đọc “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, quan điểm ủng hộ Lưu Bị và phản đối Tào Tháo thể hiện rất rõ nét nhưng hình tượng Lưu bị trong tiểu thuyết lại nhu nhược và vô dụng. Trong ba người, nếu Tào Tháo có thiên thời, Tôn Quyền có địa lợi thì Lưu Bị lại là yếu tố con người (nhân hòa).
Nhưng trên thực tế, nếu dựa trên ghi chép của Trần Thọ trong Tam quốc chí, Lưu Bị lại vô cùng toàn tài vừa có tài cầm quân lại thu phục lòng người, đến cả Tào Tháo cũng phải công nhận. Thậm chí Tào Tháo cũng từng nói rằng: "Ngày nay anh hùng trong thiên hạ, chỉ có sứ quân (Lưu Bị) và Tháo này vậy. Lũ Bản Sơ (Viên Thiệu) chẳng đáng kể đến.”
Hay khi nói về “nhân hòa” của Lưu Bị, một quân sư của Tào Tháo – Quách Gia cũng nhận định: “Có hùng tài mà rất được lòng người, không chịu ở dưới người, mưu tính của Lưu Bị chưa thể lường được vậy".
Xuất phát điểm từ nông dân, không có hậu thuẫn nhưng Lưu Bị được biết đến là một người rất trọng nghĩa. Đó là lý do mà một mình ông có thể quy tụ được Gia Cát Lượng, Trương Phi, Quan Vân Trường, Bàng Thống,…
Chỉ từ hai bàn tay trắng mà Lưu Bị đã gây dựng cơ đồ, lập lên nhà Thục và trở thành một hình mẫu hoàng đế lý tưởng, quan điểm “ủng Lưu phản Tào” trở thành tư tưởng chung của Trung Hoa. Chính bởi vậy, Lưu Bị là hoàng đế duy nhất thời Tam quốc được thờ tại Đế vương miếu. Đây là miếu do nhà Minh, nhà Thanh xây dựng để thờ phụng các đời vua chính thống của Trung Quốc.
Theo Mai Lý/Người Đưa Tin