1. Nếu bạn nhẫn chịu được oan khất thì bạn là ngược được phúc báo
Nếu người khác nhục mạ, coi thường bạn thì bạn nên coi như được bội phục, ai làm bạn đau khổ cứ coi họ đến để tựu bạn. Làm tổn thương người khác chính là đang tự tiêu xài công đức của chính mình. Một người mà có tâm địa xấu xa thì chỉ là mang tiền đến cho người khác mà thôi.
Ngược lại khi bạn có thể nhẫn nhục chính là liên tục thu tiền. Vốn dĩ người biết nhẫn nại như mở ngân hàng, có thể thu nạp từ trăm sông.
2. Cái gì cũng không thể nhẫn nại, thành tựu của bạn sẽ bị giới hạn
Nhẫn nhịn ở đâu chính là điều mà con người ta gọi là bền chí, nghịc lực. Cần phải nhẫn để vừa lòng đẹp ý. Con người nếu sống lùi một bước biển rộng trời cao, quả thật thì nhẫn nhịn làm cho tâm mình thanh tịnh, mọi thứ đều mở rộng bao la hơn.
3. Bạn hỏi Phật ngày nào tốt; Phật hỏi xem bạn có được ngày nào bình yên
Cuộc đời của mỗi người cũng giống như một chiếc cặp da, khi cần dùng thì mới lấy, khi không cần thì bỏ nó ra, lúc cần bỏ xuống không bỏ, cứ thế mang bên mình để nặng trĩu.
Những năm tháng cuộc đời này có hạn, vậy nên hãy nhận sai, hãy tôn trọng và biết bao dung. Tới lúc đó thì bình thản và buông bỏ để sống an nhiên hơn.
4. Nổi cáu là tối kỵ của tu hành, là đốt cháy rừng công đức của mình
Nếu bạn luôn nổi cáu mà không chịu sửa đối tính khí này của mình thì chắc chắn dù có niệm bao nhiêu kinh phận, có thuyết bao nhiêu lần Pháp thì bạn cũng khó mà an nhiên được. Bởi vì cáu gắt chính là biểu hiện của sự vô minh, chính là không minh bạch. Hãy biết tiết chế, đừng khiến bản thân mình khổ, còn người xung quanh phải dè chừng, xa lánh mình.
5. Bất thiện, ác ý với người khác chính là chà đạp chính mình
Nhiều ác ý với người khác thì người ta chỉ chịu một phần còn mình gánh chịu những chín phần. Bởi đó chính là chà đạp bản thân mình mà không hề hay biết. Một câu nói ra khỏi miệng thì gây cho người ta đau thương nhưng chính mình cũng phải gánh chịu sự tổn thương đó.
Nếu bạn muốn khỏe mạnh, trường thọ thì hãy dùng tấm lòng yêu thương để đối đãi với mọi người xung quanh.
Theo Truy Nguyệt/Khoevadep