Chúng ta cần tìm đáp án ở bối cảnh xã hội chính trị vào thời kỳ mà Ngô Thừa Ân sống. Ông sống vào năm Gia Tĩnh nhà Minh.
Gia Tĩnh Đế tin thờ Đạo giáo, sau khi kế vị không lâu, liền phóng túng sủng tín đạo sĩ. Ông ta tổng cộng tại vị 45 năm, chẳng ngày nào màng đến việc triều chính, suốt ngày ở hậu cung với đạo sĩ và phi tần, là hôn quân nịnh đạo nổi tiếng trong lịch sử.
Ông ta có một đạo sĩ được sủng tín nhất tên là Thiệu Nguyên Tiết, bởi vì đã cầu tuyết linh nghiệm cho Gia Tĩnh, được phong làm “Chân Nhân”, nhận nhị phẩm bổng lộc.
Sau này, Gia Tĩnh Đế sinh được một người con nối dõi, cũng cho rằng Thiệu Nguyên Tiết cầu đảo có công, do đó gia phong lên làm nhất phẩm. Năm Gia Tĩnh năm thứ 18 (năm 1539), Thiệu Nguyên Tiết qua đời, Gia Tĩnh lại bắt đầu sủng tín một đạo sĩ khác tên là Đào Trọng Văn.
Đào Trọng Văn từng khuyên can, định thối lui về sống ở hậu cung, để thái tử lo việc quốc sự, nhưng lúc này thái tử còn quá nhỏ, chỉ mới bốn tuổi.
Hoàng đế không lo triều chính, ắt sẽ có đại thần liều chết can ngăn. Từng đại thần, không sợ long nhan đại nộ, thượng tấu trực tiếp can ngăn, nói hoàng đế muốn ẩn hậu cung là để điều dưỡng cơ thể, chẳng qua vì muốn uống Kim đơn tráng dương mà thôi.
Gia Tĩnh Đế sau khi xem xong, quả nhiên long nhan đại nộ, hạ lệnh đem vị đại thần này tống giam.
Sau đó, vị đại thần này bị giam cầm đến chết. Kỳ thực, Gia Tĩnh Đế sùng tín đạo sĩ bởi một nguyên nhân rất quan trọng. Đó là ông tin rằng đạo sĩ có thể tặng cho ông mật phương dưỡng sinh. Cái gọi là mật phương, kỳ thực chính là phòng trung xuân dược (loại thuốc kích thích uống để giao hợp).
Đào Trọng Văn, do có công hiến thuốc, nên nhận được sự ân sủng đặc biệt của Hoàng đế, như có thể ngồi nói chuyện cùng hoàng thượng; đặc biệt, khi chia tay, hoàng thượng đưa đến tận cửa bắt tay cáo biệt.
Có được ân sủng như vậy, e rằng thời cổ đại mấy ai có được. Gia Tĩnh ân sủng đạo sĩ, do vậy mà thành. Chính vị Gia Tĩnh Đế này đã tin nghe lời của đạo sĩ mà quảng nạp phi tần.
Căn cứ theo ghi chép của Minh sử, số phi tần được thu nạp chính thức có 32 người, nhiều nhất trong số các hoàng đế của Minh triều. Nhưng nếu căn cứ ghi chép văn chương của thời đó, số lượng phi tần của ông không dừng lại ở con số đó. Nghe nói khi ông ta mất, có tới tận 30 phi và 26 tần.
Hôn quân ngộ quốc, hoàng đế như vậy tất nhiên không lo chính sự, dẫn đến việc quyền thần đương đạo, gian thần lộng hành. Sử sách ghi chép gian thần của Minh triều nhiều vô số kể, tác phẩm văn học cũng nhiều, đều phản ánh hiện trạng của xã hội thời đó.
Tỷ dụ như Nghiêm Tung là một kẻ đại gian đại ác, làm đến chức tể tướng, nắm giữ triều chính không việc ác gì không làm, cũng được sinh ra từ trong một bối cảnh xã hội như vậy.
Là phần tử trí thức của Trung Quốc, lại có truyền thống “Thân thì ở giang hồ xa tít nhưng lại lo lắng cho miếu thờ tổ tông”, Ngô Thừa Ân cũng không ngoại lệ.
Ông đã nhanh nhạy quan sát đến sự sủng ái của hoàng thượng đối với đạo sĩ, triều chính hỗn loạn tất yếu sẽ đem đến cho xã hội nhiều nguy cơ lớn. Huống hồ, sau Gia Tĩnh Đế lại là Vạn Lịch Hoàng đế, cũng là một vị vua hoang dâm vô độ, chỉ e rằng bố Gia Tĩnh đế có so sánh cũng không thể bằng được. Vạn Lịch tại vị được 48 năm, nhưng từ năm Vạn Lịch thứ 15 thì đã rất ít khi thượng triều.
Thậm chí, một số quan lại đến nguyên cả một năm cũng chưa một lần được diện kiến hoàng thượng. Điều này có thể coi là ví dụ sinh động nhất trong số các triều đại hoàng đế của Trung Quốc. Lưỡng triều Hoàng đế ngu muội.
Chịu ảnh hưởng lớn nhất chính là bách tính, còn ảnh hưởng xa hơn thì có học giả cho rằng, bước ngoặt của Minh triều từ thịnh chuyển suy chính là thuộc Lưỡng triều này, xã hội phong kiến Trung Quốc tụt dốc cũng chính là vào thời kỳ này.
Điều này giúp chúng ta hiểu rằng, bản thân Ngô Thừa Ân không tin Đạo cũng không tin Phật, nhưng ông không bài xích Đạo và Phật, mà chủ trương của ông là Tam giáo hợp nhất.
Quan điểm về chính trị của ông là hoàng đế cần biết sử dụng hiền tài, tránh xa gian thần tiểu nhân, chăm chỉ dốc hết sức xử lý quốc sự. Nhưng khi đem ra xem xét, hoàng đế đương triều chẳng có điểm nào có thể khiến cho thần dân của mình hài lòng cả.
Ngô Thừa Ân tuy than oán ngập lòng nhưng không dám nói, thế là đem toàn bộ tình cảm phẫn hận đối với những vị hôn quân đưa hết vào trong truyện, dung hòa vào trong tác phẩm, xây dựng lên hình tượng của từng hôn quân một.
Bên cạnh những hôn quân này, ít nhiều gì cũng thấy bóng dáng của đạo sĩ. Cùng sự lưu truyền của tác phẩm, những hình tượng văn học này đã trở nên rất quen thuộc đối với mọi người, nhắc nhở mọi người nhớ lại thời đại đã qua đó.