Tác phẩm "Tây Du Ký" là cuốn tiểu thuyết về hành trình thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng. Trong suốt hành trình trải qua gian khổ, họ đã đối diện và tiêu diệt cũng như thu phục nhiều yêu quái trên đường đi. Tuy nhiên, nhiều khán giả sẽ cảm thấy tò mò khi không có yêu quái mèo (yêu miêu) xuất hiện trong "Tây Du Ký", dù hầu hết yêu quái đều được hóa thân từ động vật, chẳng hạn như quái vật hổ, quái vật voi, quái vật chim, quái vật bò, quái vật lợn...
Xét cho cùng, mèo là một loài động vật rất bí ẩn, và tính cách của mèo rất phù hợp để dưa vào trong các tác phẩm có yếu tố ma quái, ly kì, hư ảo. Và thực tế, có rất nhiều tác phẩm đề cập đến chủ đề này.
Trên thực tế, bản thảo chép tay của bộ tiểu thuyết "Tây Du Ký" không ghi tên tác giả, điều này chắc hẳn khiến nhiều người sẽ lấy làm lạ. Chính điều này đã nảy sinh hai luồng ý kiến với một bên khẳng định Ngô Thừa Ân chính là tác giả của "Tây Du Ký", ngược lại là luồng ý kiến bác bỏ. Tuy nhiên, nhiều học giả đưa ra những bằng chứng cơ sở khẳng định Ngô Thừa Ân đã viết lên tác phẩm kinh điển này.
Ngô Thừa Ân (sinh năm 1500, chưa rõ năm mất) là một nhà văn, nhà thơ thời Minh sáng tác. Ông thích đọc một số tiểu thuyết kỳ lạ từ khi còn nhỏ, chẳng hạn như "Bách quái lục" và "Dậu dương tạp trở"... Có thể thấy rằng Ngô Thừa Ân hẳn là một người yêu thích văn học cổ về thần thoại, và ông đã tích lũy được rất nhiều am hiểu trong lĩnh vực này, điều này cũng là cơ sở tiền đề để sáng tác "Tây Du Ký" sau này của ông. Ngô Thừa Ân cũng thành thạo hội họa và thư pháp, viết lời và viết nhạc cũng là một trong những sở thích của ông, có thể thấy đây là một người rất đa tài.
Ngô Thừa Ân siêng năng và hiếu học từ khi còn nhỏ, nhưng con đường sự nghiệp của ông không suôn sẻ. Ngô Thừa Ân đến tuổi trung niên mới có chút thành tựu nhỏ trên con đường khoa cử. Sau khi làm quan tri huyện hơn mười năm nhưng không thành công, Ngô Thừa Ân nhận ra khi đó cũng không còn trẻ, nhìn lại cuộc đời của mình, tuy tài giỏi nhưng thi cử không tốt, đồng thời cũng hiểu được mặt tối của chế độ phong kiến, tự nhiên sinh ra rất nhiều bất mãn, cuối cùng ông quyết định từ chức và đóng cửa chuyên tâm viết sách.
Vì vậy, Ngô Thừa Ân quyết định sử dụng thời gian còn lại để bày tỏ sự bất mãn của mình bằng cách viết tiểu thuyết. Nhờ việc yêu thích ngao du, thấy rất nhiều phong cảnh kỳ lạ, ông đã tích lũy được rất nhiều kiến thức, cộng với sự hiểu biết và hứng thú từ tiểu thuyết thần thoại, Ngô Thừa Ân đã cho ra đời "Tây Du Ký" và phát triển theo con đường của yêu ma và quái vật. Theo một số nghiên cứu, Ngô Thừa Ân viết "Tây Du Ký" lần đầu tiên khi ông ở độ tuổi 50. Trong khoảng thời gian này, ông đã bị gián đoạn trong vài năm không tiếp tục viết "Tây Du Ký" cho đến khi trở về quê hương vào những năm cuối đời của mình mới hoàn thiện tác phẩm. Không biết bố cục cốt truyện có liên quan gì đến những năm tháng ông dừng lại giữa chừng hay không?
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, "Tây Du Ký" ra đời vào khoảng những năm Gia Tĩnh Vạn Lịch triều Minh (thế kỷ 16). Tình cờ là vào thời Gia Tĩnh, và một trong những sở thích khi còn sống của Hoàng đế Gia Tĩnh là nuôi mèo. Vì vậy một số giải thiết cho rằng Ngô Thừa Ân đã không đưa nó vào tiểu thuyết của mình vì sợ có thể gây ra hiểu lầm. Tất nhiên, đây chỉ là phỏng đoán và lý do thực sự đến nay chưa có lời giải đáp rõ ràng. Tất nhiên, trong các tác phẩm điện ảnh và truyền hình hiện đại, bạn vẫn có thể bắt gặp nhiều câu chuyện viết về yêu quái mèo.
Theo Hoàng Anh/Bảo Vệ Công Lý