Tháng cô hồn là gì
Tháng
cô hồn là tháng 7 âm lịch hàng năm hay còn gọi là tháng mở cửa âm phủ, vì mở cửa âm phủ nên còn gọi là tháng ma quỷ bởi mở cửa thì ma quỷ dưới địa ngục sẽ lên trần gian. Vì một năm mới lên một lần nên ma quỷ tranh thủ quậy quá con người sống ở trần gian. Chính vì vậy mà mọi người thường hay làm lễ cúng để ma quỷ không phá phách họ.
Nguồn gốc tháng cô hồn
Xưa, người Việt cổ tin rằng, tùy theo việc khi còn sống làm điều tốt hay xấu mà người mất sẽ được đầu thai kiếp khác hay bị đày xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Và
cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.
Cúng cô hồn để làm gì
Theo các chuyên gia, lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận và chịu nhiều oan trái trong xã hội… nên cúng vào buổi chiều tối.
Theo quan niệm của nhiều gia đình Việt, việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận. Đó là ý nghĩa mang tính nhân văn rất cao trong văn hóa Việt, cũng như quan niệm về ngày xá tội: con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn…
Tại sao thường cúng cô hồn tháng 7 vào buổi chiều tối?
Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, Trụ trì chùa Một Cột (hay Diên Hựu – Ba Đình – Hà Nội) cho hay, tín ngưỡng dân gian Việt Nam coi tháng 7 là “tháng cô hồn” hay nhiều người vẫn thường gọi tháng “ma quỷ”. Về tín ngưỡng cúng
rằm tháng 7, theo Đại đức Kiên, tục lệ này bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian về khoảng thời gian từ mùng 2/7 đến sau 12/7 âm lịch. Khi đó, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan “thả cửa” cho ma quỷ và kết thúc sau 12 giờ đêm của rằm tháng 7 các ma quỷ phải quay lại địa ngục. Tính từ ngày 2-14/7 âm lịch là các ngày “mở cửa địa ngục”, các cô hồn được xá tội, thoát về dương thế, vảng vất khắp nhân gian.
Chiều tối là thời điểm mà những linh hồn vẫn còn vãng lai trên trần thế, vì thế, các chuyên gia khuyên nên cúng vào chiều tối. Vì tin là ngày mở cửa ngục ân xá cho vong linh nên dân gian sắm cỗ cúng các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa để được bình an, ma quỷ không quấy phá.
Theo vị trụ trì này, việc cúng cô hồn tháng 7 mang tính nhân văn cao trong văn hoá Việt Nam cũng như quan niệm ngày xá tội vong nhân là dù con người gây ra những tội ác gì cũng có 1 ngày xá tội để đỡ chịu đau đớn, khổ cực. Do đó, vào những ngày này, người ta thường cúng cô hồn tháng 7 bằng cháo loãng, gạo, bỏng, muối… để siêu sinh cho những linh hồn không nơi nương tựa ấy về cảnh giới an lành.
Về việc nên chọn ngày nào, giờ nào để cúng rằm tháng 7, theo Đại đức Tâm Kiên, lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên nên thực hiện ban ngày. Còn lễ cúng cô hồn tháng 7 thì nên vào buổi chiều tối.
Giải thích thêm về điều này, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng, đây là theo quan niệm của dân gian, bởi ban ngày có ánh sáng, ánh nắng mặt trời rất mạnh trong khi các cô hồn được “mở cửa ngục” thả ra rất yếu. Vì thế, nếu cúng ban ngày, các cô hồn vì sợ ánh sáng, ánh nắng sẽ không dám đến đón nhận những đồ vật phẩm cúng bố thí của các gia đình.
Còn theo một vị Đại đức từng tham gia nhiều khóa lễ “mông sơn thí thực” hay còn gọi là lễ cúng chúng sinh, cô hồn cho biết thêm, thực tế, ở các chùa hay các nơi làm lễ này thường làm vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn. “Vì theo quan niệm dân gian, buổi sáng, ánh nắng sẽ làm bạt, suy yếu các vong linh hồn còn khi đến tối, là thời điểm các vong linh hồn được tích tụ lại. Do đó, cúng buổi tối thì các cô hồn này mới có thể dễ nhận nhận được đồ mà các gia chủ cúng cho”, vị này nói.
Về thời gian cúng lễ cô hồn nên được thực hiện vào ngày nào, theo các chuyên gia, trước đây, theo quan niệm của dân gian thì từ đêm 14/7 đến 15/7, người ta thường đốt nến, hóa vàng bạc hoặc giết gà vịt cúng.
Tuy nhiên, gần đây, tùy theo sự lựa chọn, công việc mà các gia đình sẽ tự chọn việc cúng cô hồn của mình nhưng tất cả đều phải diễn ra trước 12 giờ đêm ngày 15/7.
Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo!
Theo Thanh Vân (TH)/Khoevadep