Thời cổ đại Trung Quốc, chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến, địa vị của phụ nữ thường thấp hơn nam giới, điều này có thể thể hiện qua việc đàn ông thường có vợ và ba bốn thê thiếp. Để nối dõi tông đường, người xưa thậm chí còn cưới nhiều thê thiếp để sinh con cho mình.
(Ảnh minh họa)
Trên thực tế, vào thời cổ đại Trung Quốc, do xã hội bất ổn, tỷ lệ sinh luôn ở mức thấp. Vì vậy, để tăng nhanh dân số, người xưa đã giảm tuổi kết hôn xuống còn từ 13 hoặc 14 tuổi. Hơn nữa, do điều kiện y tế thời cổ đại còn hạn chế, nhiều bé gái chưa phát triển toàn diện nên nhiều đứa trẻ sinh ra đã chết yểu, thậm chí mắc chứng đẻ khó, dẫn tới cả hai mẹ con tử vong.
(Ảnh minh họa)
Vào thời Chiến Quốc, thời gian muộn nhất để một cô gái kết hôn là 15 tuổi, nếu sau 15 tuổi mà không lấy chồng thì sẽ bị trừng phạt.
Vào thời Hán Thành Đế, triều đình có quy định rõ ràng, nếu nữ nhân trên 15 tuổi mà chưa lấy chồng sẽ bị phat. Hơn nữa, các thành viên trong gia đình cũng sẽ bị lao động khổ sai.
(Ảnh minh họa)
Vào thời nhà Đường, địa vị của phụ nữ đã được cải thiện đôi chút, độ tuổi kết hôn cũng được nới lỏng hơn rất nhiều, về cơ bản là trước 20 tuổi. Mọi người vẫn có thể kết hôn ở độ tuổi 13, 14 nhưng không muộn hơn 20 tuổi.
(Ảnh minh họa)
Và tại sao người xưa lại bắt phụ nữ phải lấy chồng sớm khi họ biết rằng lấy chồng ở tuổi 13, 14 là không tốt? Lý do thực ra rất đơn giản, đó là thúc đẩy xã hội phát triển, thời cổ đại lấy nông nghiệp làm trụ cột, năm nào cũng có chiến tranh, cần nhiều người hơn mới giải quyết được vấn đề này. Vì vậy, người ta thường nói "người dân không vội vàng, nhưng hoàng đế vội".
Theo Hạ Tú/Bảo Vệ Công Lý