Ngày nay, môi trường sống đã thay đổi rất nhiều, mọi người ít khi gặp rắn ngoài đường ở những thành phố lớn. Tuy nhiên người dân sống ở vùng nông thôn, đặc biệt là vùng núi thì việc nhìn thấy rắn không phải là chuyện hiếm, nhiều loại rắn trong số đó thường có độc.
|
(Ảnh minh họa) |
Theo những câu chuyện dân gian kể lại rằng, sau khi đánh chết rắn độc, mọi người thường phải chặt đầu đem đi chôn. Tại sao lại như vậy? Điều này hoàn toàn không phải mê tín, nó có cơ sở khoa học rõ ràng.
Lý giải cho chuyện này, một chuyên gia về sinh vật học cho biết, với các loài rắn độc, cắn là một phản xạ vô điều kiện.Nó đã ăn vào tiềm thức và đi vào hệ thống thần kinh, vì thế nên ngay cả khi đã chết, các xung điện từ hệ thần kinh vẫn đủ để kích hoạt khả năng cắn của chúng. Có nghĩa phần đầu của con rắn dù bị đứt lìa khỏi thân nhưng khi va chạm với vật thể khác vẫn có thể dẫn đến phản xạ cắn.
|
Một số loài rắn độc đầu lìa khỏi cổ vẫn có thể cắn chết người (Ảnh minh họa) |
Phản xạ này là do các phân tử mang điện tích còn sót lại trong hệ thần kinh của rắn. Khi bị kích thích, các ion mang điện tích chuyển động, tạo ra phản xạ cắn của rắn.
|
(Ảnh minh họa) |
Hiện tượng này sẽ càng mạnh hơn ở những loài rắn cực độc, vì đó là loài săn mồi, phải sử dụng nọc độc thường xuyên. Hơn nữa nếu so với những loài như hổ, báo... rắn có cách giết con mồi cực kỳ khác: chúng chỉ sử dụng duy nhất 1 cú cắn, cực nhanh và cực chết chóc.
|
(Ảnh minh họa) |
Thực ra, từ "cực nhanh" vẫn chưa đủ để diễn tả hết tốc độ khủng khiếp của những cú mổ rắn: chỉ chưa đầy 1s. Như rắn đuôi chuông chẳng hạn, cú mổ của nó chỉ rơi vào khoảng 1/5 giây thôi.
Trong quá khứ, không ít người tử vong do dùng tay không cầm vào đầu rắn độc (đã bị chặt đứt lìa khỏi thân) như rắn hổ mang, hổ mang chúa, rắn đuôi chuông...
Đó chính là lý do tại sao mọi người thường chặt đầu của rắn độc và đem đi chôn sau khi chết.
Theo Nguyễn Giang/CL&XH