Sự thật ngã ngửa về cân đẩu vân trong Tây du ký 1986

Google News

Đã 34 năm kể từ ngày phát sóng đầu tiên, mới đây sự thật về cân đẩu vân Tây du ký 1986 mới thực sự được hé lộ khiến nhiều người "ngã ngửa".

6 năm thực hiện với kinh phí ít ỏi, phim Tây du ký 1986 ra mắt khán giả và đạt tỷ lệ người xem kỷ lục mọi thời đại. Chỉ riêng tại Trung Quốc, dù đã lên sóng hơn 2.000 lần, đạt rating kỷ lục lên tới 89,4% nhưng Tây du ký 1986 vẫn là bộ phim được yêu thích.

Lúc ấy, không có kỹ xảo xuất sắc, chỉ có sự chuyên nghiệp và công hiến đã làm nên một Tây du ký 1986 xuất thần ngự trị nhiều năm trong lòng khán giả. Trang Sohu cho hay: "Thời điểm đó, ngành phim ảnh Trung Quốc kỹ xảo rất kém. Tây Du Ký lại còn kém hơn cả chữ kém do tài chính thiếu thốn, quay vội vàng".

Su that nga ngua ve can dau van trong Tay du ky 1986

Cân đẩu vân Tây Du Ký 1986 thực chất là giấy! Ảnh: Sohu

Trong phim, khán giả từng thích thú được thấy cảnh Hầu vương Ngộ Không cưỡi Cân đẩu vân, Bạch Cốt Tinh vút bay khi hóa lại thành yêu tinh hay Trư Bát Giới bắt Cao Thúy Lan.

Cân đẩu vân thực chất là gì? Tại Linh Đài phương thốn, cân đẩu vân là 1 trong 72 phép thần thông của Tôn Ngộ Không được truyền dạy bởi Bồ Đề sổ sư. Theo lời sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không thì với phép Cân Đẩu Vân, chỉ cần nhún người là có thể có thể đi được 108.000 dặm (xấp xỉ 13.468 dặm ngày nay, tương đương khoảng 21.675 km).

Không ít các bạn nhỏ đã ước gì mình giống Tôn Ngộ Không, chỉ một cái nhún chân đã bay tít lên tận mây xanh. Thế nhưng, thực chất cân đẩu vân chỉ là thuật giấy mà thôi!

Nếu những cảnh bay thông thường của Tôn Ngộ Không đòi hỏi cả một đội ngũ kỹ thuật đông đảo, dây cáp và đồ bảo hộ... thì khi quay Tôn Ngộ Không cưỡi cân đẩu vân đạo diễn họ Dương chỉ sử dụng mỗi giấy mô phỏng người. Và để có những cú nhảy phi thân, trên thực tế, Lục Tiểu Linh Đồng để có những cú nhảy phi thân đều phải giẫm trên đệm lò xo.

Su that nga ngua ve can dau van trong Tay du ky 1986-Hinh-2

Và đây là cách Tôn Ngộ Không phi thân hàng trăm dặm trong Tây du ký 1986. Ảnh: Sohu

Thực tế, đoàn làm phim rất muốn chi tiền mua kỹ xảo nhưng do kinh phí hạn hẹp, thiếu thốn đủ đường nên điều đó là không khả thi. Mỗi lần nhắc đến điều này, cố đạo diễn Dương Khiết không cầm lòng mà thổn thức: "Chúng tôi từng rất lo lắng sẽ bị chỉ trích. Không ngờ, khán giả không phát hiện ra. Dù vậy, ê-kíp vẫn cảm thấy xấu hổ".

Và con số tổng kinh phí của cả đoàn phim lên tới chưa tới 6 triệu NDT (xấp xỉ 23 tỷ VNĐ), so với những bộ phim truyền hình cùng thể loại hiện nay, đó là một con số rất nhỏ. Hầu như, trong đoàn từ vai chính đến vai phụ chỉ nhận được mức thù lao khoảng vài chục NDT/ tập, đây là con số quá chênh lệch so với các nghệ sĩ trẻ hiện nay.

Theo tiết lộ của Đường Kế Toàn - nhiếp ảnh phim trường kiêm phụ quay, cả đoàn phim khi ấy chỉ có 1 chiếc máy quay duy nhất, tất cả mọi chuyện đều phải tiết kiệm tối đa để dành tiền cho giai đoạn hậu kỳ, làm kỹ xảo.

Su that nga ngua ve can dau van trong Tay du ky 1986-Hinh-3

Hình ảnh hậu trường hiếm hoi của đoàn làm phim Tây du ký 1986. Ảnh: Sohu

Lục Tiểu Linh Đồng thừa nhận: "Tây du ký 1986 không phải dự án hoàn hảo. Khoa học kỹ thuật phục vụ kỹ xảo làm phim thời đó còn quá kém, đây là điều tiếc nuối với cả ê-kíp. Đơn giản như cảnh Tôn Ngộ Không bay, khán giả vẫn có thể nhận ra dây dù kéo phía sau. Hoặc như một cảnh khác, đá nổ nhưng thấy bọt, rất không hợp lý. Nếu có thể quay lại, chúng tôi hy vọng làm tốt hơn thế. Nhiều lúc xem phim, tôi còn cảm thấy xấu hổ".

Nhưng dù sao, Tây du ký 1986 vẫn là một miền ký ức không thể thay thế trong lòng khán giả đã từng yêu mến và say mê một thời.

Theo PV/Người Đưa Tin