Vào thời nhà Thanh, bệnh đậu mùa xảy ra tràn lan, đa số người dân đều bị mắc, bất kể là dân thường hay quý tộc trong cung. Vào thời điểm đó, người ta thậm chí còn tin rằng chỉ những đứa trẻ sống sót sau bệnh đậu mùa mới được coi là những đứa trẻ "hoàn chỉnh", vì sau đó chúng sẽ không bị lại bệnh đậu mùa nữa. Có thể thấy, bệnh đậu mùa đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người thời bấy giờ.
Đối với bách tính nhân dân, nếu có thể tìm ra được phương pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa thì quả là chuyện vô cùng may mắn. Và Khang Hi đã làm được điều này, nhiều người đã được cứu khỏi thảm họa đậu mùa và nhiều người trong thế hệ tương lai cũng được hưởng lợi. Hoàng đế Khang Hy đã làm gì?
Số phận thay đổi sau khi mắc bệnh đậu mùa
Khi năm tuổi, hoàng tử Huyền Diệp (tức Khang Hy) được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa. Các quan đại thần và thậm chí cả Hoàng đế Thuận Trị đều tin rằng Khang Hy không thể qua khỏi căn bệnh này. Đồng thời, để tránh lây nhiễm, họ đã chuyển Khang Hy ra ngoài cung và chỉ cử một thái ý nổi tiếng chăm sóc. May mắn thay, dưới sự chăm sóc của bà nội và các thái y, Khang Hi đã được chữa lành một cách thần kỳ, thậm chí còn không để lại bất kỳ di chứng nào.
Trước khi qua đời, Thuận Trị cho rằng Khang Hi tuy mắc bệnh mà khỏi là điềm lành nên đã lập ông lên ngôi Hoàng đế vào năm 8 tuổi. Sau khi lên ngôi, căn bệnh đậu mùa ngày càng bùng phát dữ dội. Theo ghi chép lịch sử, đã có hơn 10.000 người mắc bệnh đậu mùa vào thời điểm đó. Khang Hy muốn bảo vệ dân chúng khỏi bệnh đậu mùa nên đã quyết tâm dẹp bỏ bệnh đậu mùa.
Thí nghiệm các cung nữ để phòng ngừa và điều trị bệnh đậu mùa
Năm 1768, con trai thứ 2 của Khang Hi là Hoàng thái tử Dận Nhưng bị nhiễm bệnh đậu mùa. Để trị bệnh cho Thái tử, Khang Hy đã nhờ các sứ giả phương Tây đến thăm để tìm cách chữa trị bệnh đậu mùa cho hoàng tử, vì Khang Hy lúc bấy giờ rất tin tưởng vào loại thuốc đặc trị của tây y. Nhưng trên thực tế, châu Âu lúc bấy giờ chưa có phương pháp phòng chống bệnh đậu mùa tốt nên các giáo sĩ cũng cảm thấy hơi khó thực hiện, nhưng sau khi giao tiếp với các ngự y triều đình nhà Thanh lúc bấy giờ, họ vẫn nghĩ ra một phương pháp có tên gọi là "tạo ra kháng thể."
Phương pháp “tạo kháng thể” thực ra rất đơn giản. Là lấy mủ trên da của người bệnh đậu mùa nhẹ bôi vào vết thương trên da của người lành để làm lây nhiễm một số bệnh đậu mùa nhẹ cho người lành, để trong cơ thể sản sinh ra các kháng thể đậu mùa. Điều này sẽ ngăn ngừa bệnh đậu mùa.
Phương pháp này nghe có vẻ hơi viễn vông đối với người dân vào thời điểm đó. Đưa mầm độc vào cơ thể người bình thường chẳng phải để giết người sao? Tuy nhiên, Hoàng đế Khang Hy là một vị quân vương sáng suốt. Sau khi tìm hiểu, ông quyết định thử phương pháp này.
Vào thời cổ đại, địa vị quý tộc là cao quý, không thể thử phương pháp này trực tiếp với các Hoàng tử và Khang Hy cũng không muốn con cháu mình mạo hiểm với thử nghiệm này. Vì vậy Khang Hy đã tìm hàng chục cung nữ để tiến hành thí nghiệm.
Đầu tiên, các thái y tiến hành nặn chất dịch bên trong mụn đậu mùa ra và chuyển nó lên da người khỏe mạnh. Những người bị mang ra làm 'vật thí nghiệm' sẽ bị cấy chất dịch đậu lên ngừi và họ sẽ cảm thấy mệt mỏi khó chịu, sốt nhưng đa phần sẽ hồi phục nhanh, sau hồi phục sẽ có kháng thể để miễn dịch. Trong số đó có 4 cung nữ đã tử vong, còn những người khác hoàn toàn bình phục và khỏe mạnh bình thường.
Vì thử nghiệm này không thành công 100% nên các sứ giả và thái ý quyết định cải tiến. Họ hòa loãng chất dịch này với nước và sau đó cấy vào sâu trong da và kết quả giống với khi không pha loãng. Những người bị cấy lên cơ thể chất dịch thì triệu chứng nhẹ hơn.
Phương pháp trị liệu 'cấy mầm' (gần giống tiêm vaccine hiện nay) sau đó đã được lưu truyền rộng rãi, khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh đậu mùa và qua đời vì căn bệnh này giảm đi đáng kể.
Sau khi thử nghiệm thành công, Hoàng đế Khang Hy rất vui mừng và ra lệnh quảng bá phương pháp này. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi và cho phép những người bình thường có được kháng thể bệnh đậu mùa, vì vậy mối đe dọa của bệnh đậu mùa đối với con người không quá lớn.
Phương pháp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh đậu mùa được Khang Hy áp dụng cũng đã mang lại một số khai sáng cho các thế hệ sau. Những người ở thế hệ sau cũng đã phát triển vắc-xin đậu mùa thông qua nghiên cứu khoa học. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta cũng áp dụng các phương pháp để loại bỏ dần virus đậu mùa.
Theo Dương Huyền / Công lý & Xã hội