Nhiều người dân chụp ảnh và và quay video khi thấy hoa mọc trong miệng tượng Phật tại một ngôi chùa ở Phan Thiết. Clip này gây xôn xao cộng đồng mạng vì có người cho rằng đây là hoa Ưu đàm 3000 năm nở một lần.
|
Hoa mọc trong miệng tượng Phật ở Phan Thiết gây xôn xao. |
Theo Phật giáo, hoa Ưu Đàm (tiếng Phạn là uḍumbara) chỉ đến hoa của loài sung, dự báo điềm lành khi xuất hiện. Trong kinh Phật có nói: “Hoa Ưu Đàm đại diện cho sự linh thiêng và may mắn, được coi là hoa của trời, ở nhân gian không có loại hoa này. Chỉ khi nào Phật Như Lai hạ thế, kim luân vương xuất hiện trên thế gian, lấy phúc đức phổ độ chúng sinh thì mới gây cảm ứng và hoa xuất hiện”.
Kinh Phật miêu tả hoa Ưu Đàm 3000 năm mới nở, hình dạng to tròn như mặt trăng đầy, từ xa nhìn lại đóa hoa trắng giống như có hàng ngàn đống tuyết cuộn lại, người nhìn thấy sẽ nhận được phúc đức.
Như vậy, hoa Ưu Đàm phải lớn thì mới nhìn được từ xa, phải có nhiều cánh thì mới xếp thành hình giống như ngàn đóa tuyết cuộn lại, đóa hoa phải tròn xoe chứ không có hình trụ tròn.
Năm 2015, loài hoa tương tự trong clip trên từng gây xôn xao dư luận khi được phát hiện ở TP.HCM, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Quảng Nam, Phú Yên, Hải Phòng, Nha Trang, Thái Nguyên, Nam Định...
|
Loài hoa lạ nghi hoa Ưu Đàm cũng từng được phát hiện ở TP.HCM. |
Đáp lại những băn khoăn của dư luận, các nhà khoa học nhận định những bông hoa lạ này thực chất là một loại nấm. Đặc điểm lạ của loài thực vật này là có thể mọc trên bất cứ vật liệu nào, chẳng hạn trên các loài cây khác nhau, kim loại, kính, hay tượng Phật. Thế nên, nó được đồn thổi là hoa Ưu Đàm gắn với truyền thuyết trong Kinh Phật.
Theo nhận định của các nhà khoa học Việt Nam, thực chất loài hoa lạ đó chỉ là một loài sinh vật bậc thấp, chưa có cấu trúc mô. Có thể gọi loài này là nấm nhầy bởi cơ thể là một khối nhầy.
Theo Nhân Hoàng/Một Thế Giới