Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, cũng xuất hiện rất nhiều qua các bộ phim cổ trang. Sau khi xem phim không ít bạn trẻ mơ mộng được "xuyên không" trở về thời cổ đại nhập vai thành hoàng tử, công chúa, phi tần, phò mã,… để hưởng vinh hoa phú quý. Tuy nhiên theo sử sách, để chính thức trở thành phò mã là điều không hề dễ dàng.
Hoàng đế muốn kén rể, lẽ dĩ nhiên không thể làm qua loa. Thông thường, các ứng viên đều do Hoàng hậu, Hoàng thượng đích thân lựa chọn. Các tiêu chí được quan tâm là xuất thân, ngoại hình, học vấn, tài năng và cuối cùng là tuổi tác.
Việc tuyển chọn phò mã lại càng không phải chuyện đơn giản. (Ảnh minh họa).
Đặc biệt ở triều đại nhà Thanh, vốn được biết đến với những quy tắc cung cấm vô cùng kỳ quái, hà khắc thì việc tuyển chọn phò mã lại càng không phải chuyện đơn giản.
Vua chúa nhà Thanh rất coi trọng huyết thống tôn quý và chính tông của mình vì thế luôn luôn để ý đến sức khỏe của các đời con, cháu. Chính vì thế khi các cách cách chọn phò mã, ngoài các tiêu chí kể trên còn phải thỏa mãn yêu cầu về sức khỏe thể chất, sức khỏe sinh sản.
Công chúa là những người có thân phận rất cao quý, chính vì vậy, những người “cung nữ sống thử” sẽ ăn ngủ với phò mã để giúp công chúa tìm hiểu kỹ hơn về cuộc sống, tính tình và các khiếm khuyết trên cơ thể người đàn ông đó. Điều này đồng nghĩa giữa phò mã và cung nữ sẽ chỉ được phát sinh quan hệ thể xác.
Theo ghi chép của nhiều sử liệu, để kiểm tra “khả năng” của các vị hôn phu, các cách cách sẽ lựa chọn cung nữ chung đụng với ứng viên phò mã khoảng hơn 10 ngày, tối đa là 1 tháng.
Sau những ngày sống thử với phò mã, cung nữ đó sẽ bẩm tấu cho Thái hậu và Hoàng đế về những gì đã diễn ra tối hôm trước. Vốn là những người được Hoàng tộc phái đi nên có thể nói những cô gái này nắm trong tay quyền “sinh sát” hôn nhân của công chúa. Nếu cô thông báo kết quả tốt thì Hoàng đế mới để Công chúa hạ giá. Nhưng nếu kết quả gồm 3 chữ “có vấn đề” thì hôn sự đó sẽ bị hủy bỏ.
Thậm chí, để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy, các cách cách thường chỉ định 2 đến 3 cung nữ làm nhiệm vụ. Nếu trong thời gian sống thử với các phò mã những cung nữ này có thai thì cũng sẽ không bao giờ có thể sinh con. Ngay khi được xác định mang thai, họ sẽ phải uống thuốc phá thai. Về phần phò mã, nếu như cách cách không hài lòng, không thể tiếp tục hôn sự thì họ sẽ bị ghẻ lạnh, coi như không tồn tại.
Những cung nữ được tuyển chọn làm “cung nữ thử hôn” sẽ nhận bổng lộc vua ban hàng tháng và không phải làm những công việc thường ngày trong cung. Thậm chí, nếu Thái tử ưng ý và được sự chấp thuận của Hoàng thượng, Hoàng hậu, cung nữ này sau đó sẽ được lập làm phi tử. Vì vậy, nhiều mỹ nữ sau khi được tuyển vào cung đều mong muốn có được cơ hội ngàn vàng này để thoát khỏi bể khổ.
Mặc dù cũng chỉ là cung nữ, thế nhưng điều kiện tuyển chọn “cung nữ thử hôn” cũng cực kỳ khắt khe. Không chỉ cần xinh đẹp, yểu điệu, đoan trang, lễ độ, hiểu biết, có trí tuệ, những cung nữ này còn phải am hiểu nhiều bí thuật chốn phòng the, bí kíp giữ gìn vóc dáng, tinh thông những chiêu bài nhìn mặt đoán ý, chiều lòng người khác. Khi gần gũi Hoàng đế, Thái tử họ không được phép hắt hơi, ho hắng, khạc nhổ hoặc phát ra bất kỳ âm thanh khiếm nhã nào làm kinh động tới long thể.
Những cung nữ được chọn để “sống thử” phải có nhan sắc xinh đẹp, phẩm hạnh đoan trang. (Ảnh minh họa)
Ngoài nhiệm vụ chính của những cung nữ này là phục vụ các hoàng tử, phò mã chuyện sinh hoạt vợ chồng, họ còn phải hướng dẫn, chỉ điểm, bảo ban, dạy dỗ các Công chúa mọi loại kỹ xảo trong chuyện phòng the.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình, số phận mỗi người lại không giống nhau. Nếu như phục vụ Hoàng tử, lại được Hoàng tử yêu thích, sủng ái, những cung nữ thử hôn có cơ hội trở thành tần phi, thê thiếp.
Nếu như thay Công chúa phục vụ phò mã trước tân hôn, cung nữ thử hôn có thể trở thành cung nữ hồi môn, đi theo công chúa, trở thành thiếp thất của phò mã, chung chồng với Công chúa, thoát khỏi kiếp số cung nữ mặc cho người khác sai sử, sát phạt.
Theo Ánh Dương/Công lý xã hội