Trong thời kỳ cổ xưa của Trung Hoa, vị trí cửu ngũ chí tôn của Hoàng đế được xem là vô cùng quan trọng và mọi sự liên quan đến nhà vua đều được coi trọng cao. Thị tẩm, hay còn gọi là việc cung chiêu các Phi tần, cũng được coi là một trong những nghi lễ quan trọng nhằm duy trì huyết thống hoàng gia.
Có nhiều quy định được áp đặt khi các Phi tần được chọn để thị tẩm với Hoàng đế. Đặc biệt, việc quyết định giữ lại hoặc không giữ lại "giống rồng" sau mỗi đêm thị tẩm cũng đòi hỏi một quy trình thực hiện cẩn thận và nghiêm ngặt.
Sau khi được hoàng đế thị tẩm, vì sao phi tần lại bị treo ngược lên?
Theo các ghi chép lịch sử, sau khi Hoàng đế sủng hạnh phi tần, thái giám sẽ đến hỏi Hoàng đế có muốn giữ lại hay không. Câu hỏi này mang hai ý nghĩa quan trọng. Một là xác định việc đưa vị phi tần kia đi tắm rửa sạch sẽ và rời khỏi tẩm cung hay không, và hai là quyết định về việc giữ lại "giống rồng", cho phép phi tần kia có cơ hội mang thai hay không.
|
Ngoài ra, một phương pháp khác được sử dụng là "treo ngược".
|
Nếu Hoàng đế quyết định "không giữ", thái giám sẽ thực hiện các biện pháp để ngăn chặn việc nữ nhân đó mang thai, đa phần các biện pháp này đều rất đau đớn.
Một trong những phương pháp phổ biến là thái giám sẽ ấn vào một huyệt đạo trên mông của phi tần và sau đó, họ sẽ liên tục xoa bóp bụng của phi tần đó, vừa xoa vừa áp lực lên các vị trí ở phần bụng để ép "long tinh" của Hoàng đế trong người Phi tần chảy ra ngoài.
Ngoài ra, một phương pháp khác được sử dụng là "treo ngược". Sau khi Hoàng đế quyết định "không giữ", thái giám sẽ đưa Phi tần ra ngoài và dùng dây treo ngược nữ nhân lên. Tiếp đó, họ sẽ lau rửa vùng kín bằng nước pha bột nghệ tây để tiêu diệt hoàn toàn tinh trùng của Hoàng đế trong cơ thể phi tần.
Nghệ tây từng được biết đến là phương pháp tránh thai khẩn cấp trong thời Trung Hoa cổ đại và được sử dụng rộng rãi trong Hoàng cung. Tuy nhiên, phương pháp này được cho là có hại cho cơ thể nữ nhân, đặc biệt là đường sinh sản, và có thể gây ra tổn thương tâm lý nặng nề cho phi tần.
Theo Arttimes