Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập Mamdouh al-Damaty cho biết căn cứ vào bộ xương của người phụ nữ 4.200 năm tuổi trên, giới chuyên gia xác định người này sống vào cuối triều đại Pharaonic thứ 6 và có những dấu hiệu sức khỏe suy giảm đột ngột. Đây được cho bằng chứng trường hợp đầu tiên mắc ung thư vú.
"Qua nghiên cứu di hài phụ nữ Ai Cập cổ đại trên, sức khỏe của người này bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ung thư vú di căn", Bộ trưởng al-Damaty thông báo.
|
Bộ xương 4.200 năm tuổi của một phụ nữ trưởng thành Ai Cập được cho là bằng chứng về trường hợp đầu tiên mắc bệnh ung thư vú. |
Mặc dù
ung thư đang là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều trường hợp tử vong hiện nay nhưng nó lại dường như không hề xuất hiện trong các hồ sơ khảo cổ học như những căn bệnh khác. Điều này khiến cho nhiều người lầm tưởng căn bệnh ung thư xuất hiện từ khi con người bước vào cuộc sống hiện đại.
Nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Jaen cũng xác nhận bộ xương người phụ nữ Ai Cập trên sống vào cuối triều đại thứ 6 và là thuộc tầng lớp quý tộc ở Elephantine, Ai Cập thời đó.
ĐH Jaen đã bắt đầu cuộc khai quật ở Qubbet el-Hawa từ năm 2008 với mục tiêu chính là nhằm tìm hiểu, tái hiện lại các nghi thức ma chay và cuộc sống của những gia đình và người đứng đầu Elephantine sống trong giai đoạn năm 2250 - 1750 TCN.
|
Do mắc bệnh ung thư vú nên người phụ nữ Ai Cập này đã phải chiến đấu một thời gian dài với căn bệnh quái ác trước khi qua đời. |
Sự nguy hiểm của bệnh ung thư vú đã khiến người phụ nữ này gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong việc thực hiện bất cứ công việc gì mặc dù người này đã được điều trị và chăm sóc trong suốt một thời gian dài trước khi qua đời.
Với phát hiện này cũng với những bằng chứng khảo cổ trước đó, căn bệnh ung thư đã xuất hiện ở xung quanh khu vực thung lũng sông Nile thời cổ đại.
Tâm Anh (theo DM)