Có câu tục ngữ: "Nhất ẩm nhất trác, mạc phi tiền định." Câu này có nghĩa là mọi việc đều có nhân quả của nó, của bản thân mình thì không mất được, không phải của mình thì có cầu cũng không được.
Dưới góc nhìn của Phật gia thì vạn vật trên thế gian đều có nhân quả, phúc họa không tự tìm đến cửa mà là do con người tạo ra, bạc mệnh phúc mỏng là do ông trời sắp đặt, người phúc lớn mệnh tốt cũng là nhân quả của họ.
Phật Giáo cho rằng 4 kiểu người sau đây thường bạc phận phúc mỏng, chúng ta hãy cùng xem xem những kiểu người được nhắc đến ở đây là gì.
1. Người hay giận dữ, quở mắng người khác
Trái tim mang nhiều oán hận là một trong ba loại độc mà Phật Giáo đã nêu và làm tổn hại âm đức nhất, nếu một người có lòng oán hận quá nặng, người đó nhất định sẽ khổ sở.
Trong "Thành duy thức luận" có nói: "Người có nhiều oán hận là ghen ghét thành tính, không kiểm soát được hành vi của mình, không sống yên ổn, làm nhiều điều ác."
Căm hận ám chỉ một loại trạng thái tâm lý thích than phiền, oán hận và quở mắng người khác. Dưới cách nhìn của Phật giáo, oán giận là nguồn gốc của tất cả tội ác. Thường xuyên oán hận sẽ ảnh hưởng đến may mắn và phong thủy của một người, thậm chí nó sẽ tạo ra tội, ra nghiệp không thể tưởng tượng được, khiến người đó phải nhận quả đắng, bạc phận phúc mỏng.
Trong "Nhập hành luận" có nói: "Một lần oán hận có thể hủy hết cả công đức mà bạn đã tích góp được trong nghìn kiếp, làm nhiều việc thiện bạn sẽ nhận được quả ngọt."
Chỉ cần có một suy nghĩ oán hận sẽ thiêu đốt hết cả rừng công đức, nếu có trái tim oán hận quá nặng, bạn sẽ bị thiêu hủy hết tất cả công đức và phúc đức, cho dù bạn tích góp được phúc đức nhiều đến cỡ nào cũng không ngăn được việc bạn sẽ tiêu hao hết chúng.
2. Người không hiếu thuận với cha mẹ
Phật giáo cho rằng, cha mẹ là phúc điền (nơi nuôi dưỡng phúc đức) lớn nhất trên thế gian này, nếu một người không hiếu thuận với cha mẹ thì sẽ dẫn đến kết cục vô cùng thảm hại, ngược lại một người hiếu thuận với cha mẹ thì người đó sẽ gặp được nhiều may mắn nhất trên thế gian này.
Trong "Kinh địa tạng Bồ Tát bổn nguyện" có nói: "Nếu không hiếu thuận với cha mẹ thì sẽ bị đuổi cùng giết tận, bị giáng xuống địa ngục vô tận, ngàn vạn kiếp không được siêu sinh."
Nếu một người không hiếu thuận với cha mẹ, nhất định sẽ phải nhận ác báo, bạc phận phúc mỏng.
Tôi có một người hàng xóm cưới được một cô vợ vô cùng xinh đẹp, cưới vợ xong thì quên mất mẹ, tôi cũng đã nhiều lần khuyên anh ấy rằng: "Anh đối xử với vợ tốt như vậy, chăm sóc vô cùng chu đáo tỉ mỉ, nhưng lại để cha mẹ ở nhà chịu khổ, không quan tâm không hỏi thăm cha mẹ, anh nỡ lòng ư?"
Cậu ta trả lời rằng: "Mặc dù cha mẹ đã lớn tuổi nhưng vẫn được xem là khỏe mạnh, mặc dù ăn không được ngon nhưng không đến nỗi đói chết, không cần tôi phải quan tâm lo lắng."
Trong lòng tôi cũng biết rõ rằng hành vi của anh hàng xóm sẽ mang lại quả báo như thế nào, nhưng đối phương lại không nghe lời khuyên của tôi nên tôi cũng hết cách.
Cũng giống như Phật Thích Ca Mâu Ni muốn độ hóa chúng sinh nhưng chúng sinh lại không muốn tiếp nhận lời dạy dỗ của Phật, nên Phật cũng lực bất tòng tâm.
Quả báo đến vô cùng nhanh chóng và mãnh liệt, không lâu sau đó, vợ của cậu hàng xóm bệnh nặng qua đời, tuy sinh được hai người con trai nhưng hai đứa trẻ từ nhỏ đã không biết hiếu thuận, hoàn cảnh trong tương lai tin chắc rằng mọi người đều có thể tưởng tượng ra được.
Nửa đời sau của người hàng xóm không nghe lời khuyên này chắc chắn sẽ cô độc lạnh lẽo, vất vả cả một đời.
Phật thường nói rằng: "Người không hiếu thuận với song thân (cha mẹ) trong nhà thì thành tâm bái Phật có tác dụng gì?" Nếu một người đã không hiếu thuận với cha mẹ thì đến Phật Bồ Tát cũng không cứu nổi anh ta.
3. Người thường xuyên sát sinh
Phật Giáo cho rằng: "Trong tất cả các tội nghiệp thì sát sinh là tội nặng nhất." Nếu một người thường xuyên sát sinh thì sẽ gặp phải nhân quả vô cùng nghiêm trọng, tất nhiên người đó sẽ bạc phận phúc mỏng.
Trong "Đại trí độ luận" có khuyên người đời rằng: "Đừng nên cướp đi mạng sống của những sinh vật khác, nếu sát sinh con người sẽ phải chịu muôn vàn kiếp khổ đau."
Người có nghiệp sát sinh càng nặng thì phúc sẽ càng mỏng, nếu không thể ngừng việc giết hại họ sẽ phải nhận quả đắng đoản thọ (có tuổi thọ ngắn).
4. Người mang khẩu nghiệp
Trong cuộc sống có một kiểu người thích đi khắp nơi nói xấu người khác, nói chuyện thị phi sau lưng người khác, thích xuyên tạc, ăn nói lung tung, thường nói những lời chua ngoa và những câu làm tổn thương người khác, người như thế nhất định sẽ phúc mỏng bạc phận.
Phật giáo cho rằng miệng của con người tạo nghiệp nhanh nhất, không cẩn thận một chút may mắn sẽ từ miệng chạy đi mất. Miệng là cánh cửa của tai họa, nếu bạn thường ăn nói lung tung, hai mặt và bịa chuyện thì nhất định sẽ tạo ra quả đắng.
Nếu người bạc phận phúc mỏng muốn càng sống càng gặp được nhiều may mắn thì nhất định phải có tấm lòng lương thiện, làm nhiều việc tốt, nói lời hay ý đẹp, hiếu thuận với cha mẹ của mình, có như thế mới gặp được may mắn, kéo dài tuổi thọ và tạo nhiều phúc cho con cháu.
Theo Danviet