Không tranh cãi với người khác
Phật dạy những người lương thiện thì sẽ không tranh cãi, người tranh cãi thì không còn lương thiện nữa. Người tốt sẽ không nói lời gian dối, người gian dối thì không phải là người tốt.
Khi có sự việc bất đồng, người lương thiện sẽ không tranh giành đúng sai, người lương thiện lúc nào biết đưa ra những quan điểm, biết nhường nhịn và bỏ qua.
Đừng xem nhân nhượng như là một biểu hiện của sự yếu đuối, không có tiếng nói. Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng càng nhân nhượng thì càng bị lấn át. Nhưng nếu lời mình nói là đúng thì chúng ta không cần cãi cũng là điều hiển nhiên. Lời ta nói là sai thì có cãi cũng không lợi ích gì.
Không dồn ép người khác
Phật dạy làm người quan trọng nhất phải có tâm, tâm ấy không chỉ cho mình mà còn cho những người xung quanh. Người đã đi tới cùng, không nên dồn ép, người đã thấy được cái sai không nên vạch mặt, người đã nhận ra lỗi lầm thì không nên hạch sách. Trời đất rộng mênh mông, quay đầu là bờ thì nên cho người khác cơ hội chuộc lỗi.
Đời người ai rồi cũng có cái khó của riêng mình, không cần cầu thoát khỏi bể khổ. Chỉ mong mong giữa người với người có được sự cảm thông cần thiết.
Không tự hãm bản thân
Bản chất của con người là lương thiện, không cần cố gắng cũng lương thiện nên đừng tự hãm sự lương thiện ấy của ban thân bằng những cầu danh, cầu lợi.
Hướng con người tới sự lương thiện, tức là giải thoát chúng sinh khỏi những ràng buộc khổ đau trở về với bản ngã nguyên sơ tốt đẹp ban đầu. Làm người lương thiện là cách hay nhất để hóa giải những muộn phiền ở trong đời.
Theo Truy Nguyệt/Khoevadep