Người ta vẫn nói con người đến với thế gian này bằng hai bàn tay trắng, nên khi nhắm mắt xuôi tay cũng sẽ chỉ trở về với cát bụi mà thôi. Tiền bạc là vật ngoài thân, nhưng có một cách để lưu giữ lại phú quý cho con cháu đời sau mà không phải ai cũng biết.
Một người khi mất đi thì gia sản sẽ đưược chia làm 3 phần: Một phần kính dâng cho tăng tự bổn lộc, một phần bố thí cho tăng lữ, để bọn họ tụng kinh, sám hối siêu độ sau khi chết. Phần còn lại chính là lưu cấp cho con cháu.
Thế gian có 3 kiểu người: Người khờ dại sẽ nỗ lực thật nhiều để kiếm tiền, tích tiền để hưởng thụ. Để rồi rơi vào vòng luân hồi trả nghiệp báo lúc nào không hay biết.
Người khôn ngoan họ nắm được luật nhân quả nên sẽ coi trọng Đức hơn tiền tài danh vọng, họ dùng tiền để làm việc thiện nhằm hưởng phúc báo cho mình và con cháu sau này.
Cuối cùng thì người giác ngộ, họ không muốn rơi vào vòng luân hồi chuyển kiếp để rồi không biết kiếp sau mình còn được làm người hay thành thu gì khác, họ tu luyện.
Một sinh mệnh luôn luân hồi chuyển kiếp. Kiếp này có thể làm người, kiếp sau rơi vào đường súc vật, kiếp khác có thể là vật vô tri vô giác như tảng đá, ngọn cây. Thế mới nói, để được làm người thì sinh mệnh đó phải thật sự may mắn.
Nhưng khi con người không mang đến cõi đời này bất cứ thứ gì thì lúc chết đi dù trong đời đã từng có lúc vật lộn kiếm tiền, lúc tiền tài lên đỉnh cao thì sau khi mất đi cũng hoá hư vô, chẳng thể mang theo được.
Cái mà họ mang theo chính là Đức và Nghiệp, chúng tích tụ từ việc Thiện và Ác mà họ đã thực hiện khi sống kiếp người. Đối với người đứng giữa ranh giới sống và chết thì tiền tài chẳng là gì cả.
Thậm chí nhiều người khi đã sắp nhắm mắt xuôi tay còn có những cái nợ tìm đến và họ phải chịu sự phán xét của luật nhân quả. Thế nên không thể làm một người giác ngộ thì hãy làm người thông minh. Nhất định phải tích đức để kiếp sau không chịu đoạ đầy.
Theo Truy Nguyệt/ Khoevadep