Theo Acient Origins, "pháo đài ma" có tuổi đời hơn 2 thế kỷ là một trong những công trình cuối cùng ghi dấu ấn của người Tlingit trước khi miền đất này bị xâm chiếm bởi các cường quốc.
|
Địa điểm được xác định từng tọa lạc "Pháo đài Cây Non" đã được đánh dấu bằng một cột totem truyền thống, vốn là chiếc bia tưởng niệm - Ảnh: NATURE |
Shís gi Noow, tức "Pháo đài Cây Non" là tường thành cuối cùng của những người dân bản địa này để chống lại sự tiến công của quân đội Nga, những người đã chiếm đóng Alaska suốt 6 thế kỷ và phá hủy pháo đài. Tuy được xây dựng công phu nhưng pháo đài này và tất cả súng ống, đại bác mà dân bản địa được trang bị bởi các thương nhân Nga, Mỹ đã không giúp họ cản bước quân Nga.
|
Hình vẽ thể hiện pháo đài cổ đại - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp. |
Tuy nhiên do các đặc điểm lịch sử và nhiều cấu trúc mang tính truyền thống của dân bản địa, nhóm khoa học gia từ Đại học Cornell (Mỹ) đã quyết định truy tìm và khai quật công trình. Họì tin rằng phần cơ bản của pháo đài vẫn lẩn khuất đâu đó dưới những rặng cây hoặc trong lớp đất nông đâu đó. Công viên quốc gia này cực kỳ rộng lớn, vốn là một khu rừng nên phải cần có kỹ thuật radar xuyên đất nổi tiếng để tìm kiếm.
Nature cho biết nhờ hình thang độc đáo của "pháo đài ma" và các tàn tích của súng thần công, tường gạch còn sót lại, các nhà khoa học cuối cùng đã định vị được nó giữa khu vực rộng đến 17 ha mà nhóm khảo cổ đã khoanh vùng dựa trên những tư liệu từ dân bản địa.
Nhóm nghiên cứu sẽ sớm khai quật địa điểm mà radar nhìn thấy, bởi nó là một biểu tượng văn hóa quan trọng của người Tlinght bản địa Alaska.
Theo Thu Anh/ Người lao động