Theo quan niệm của dân gian, tháng 7 âm lịch được gọi là tháng cô hồn và thường không mang lại nhiều may mắn. Điều này tuy không được khoa học kiểm chứng tuy nhiên nhiều người tin rằng "có thờ có thiêng, có kiêng có lành".
Vietnamnet đưa tin, PGS - Tiến sĩ Trịnh Sinh (nhà nghiên cứu văn hóa dân gian) cho rằng người dân nên coi dịp này là thời điểm để cầu bình an, phóng sinh, báo hiều, làm phúc phố thí... Qua đó thể hiện sự kính trọng, tôn nghiệm của người còn sống với người đã khuất.
Dưới đây là một số điều nên làm trong tháng cô hồn theo quan niệm của người xưa:
- Làm lễ cúng cô hồn vào bất cứ ngày nào trong tháng. Tuy nhiên tốt nhất nên làm vào ngày mùng 2 hoặc 14 âm lịch.
- Thăm phần mộ của người thân trong gia đình vì tháng cô hồn được coi là "Tết của người quá cố".
- Hạn chế sát sinh.
- Nên ăn chay để tránh điểm dữ.
- Nên làm phúc, làm từ thiện trong tháng 7 âm lịch.
- Nếu biết tụng kinh thì có thể tụng kinh để cầu bình an.
- Ăn nói nhã nhặn, vui vẻ với mọi người; tránh nói những điều xui xẻo, không may hoặc tranh cãi, xung đột.
- Nên thành tâm đi lễ chùa để cầu phúc và làm việc thiện trong tháng cô hồn.
- Thấy người gặp nạn nên giúp đỡ.
- Sau ngày 17 âm lịch và đầu tháng 8 âm lịch nên dùng hỗn hợp ngũ vị hương (nấu từ hồi khô, quế khô, xả, hương nhu, mùi thơm hoặc lá bưởi) kết hợp với rượu gừng (ngâm ít nhất 5 ngày) để thanh tẩy toàn bộ căn nhà. Đây là cách cân bằng sinh khí trong nhà.
Đây đều là những tín ngưỡng dân gian mà người xưa truyền lại cho đến ngay này. Trong tháng 7 âm lịch, người Việt coi trọng việc làm mang tính chất nhân văn, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, thể hiện lòng biết ơn, kính trọng với người đã khuất và báo hiếu với cha mẹ.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Theo Thanh Huyền/Khoevadep