Những mỹ nhân cực kỳ thông minh trong lịch sử Việt Nam

Google News

Không chỉ xinh đẹp, những người phụ nữ này còn rất thông minh.

An Tư công chúa
Không rõ năm sinh, năm mất, chỉ biết bà là con gái vua Trần Thái Tông, em gái út của vua Trần Thánh Tông. Cuộc đời của An Tư, có đôi phần giống nàng Chiêu Quân xinh đẹp, được gả đi để hòa hoãn cho đất nước. Sử Việt chép rất sơ lược về bà, như “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên chỉ ghi: Tháng 2 (Ất Dậu), sai người đưa công chúa Thiên Tư (chính là An Tư công chúa) đến cho Thoát Hoan, để thư nạn cho đất nước.

Nhung my nhan cuc ky thong minh trong lich su Viet Nam

An Tư công chúa phải chấp nhận hi sinh hạnh phúc để đổi lấy bình yên cho đất nướ
Theo “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam”, trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông của nhà Trần do Trần Quốc Tuấn chỉ huy, rõ ràng chiến thắng giành được có công không nhỏ của công chúa An Tư, người đã hi sinh vì đất nước.
Huyền Trân công chúa
Huyền Trân sinh năm 1287, bà là con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, Huyền Trân được gả cho vua Chiêm Thành (Champa) là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay). Người đời sau vẫn lưu truyền giai thoại bà chịu hi sinh hạnh phúc của mình để mở mang bờ cõi cho đất nước.
Sau khi vua Chế Mân chết, nhà Trần sai tướng Trần Khắc Chung sang viếng và lập mưu đón Huyền Trân về nước. Chuyến hồi hương kéo dài hơn 1 năm và hai người đã nảy sinh tình cảm với nhau. Sau khi về đến Thăng Long, Huyền Trân được cho quy y cửa Phật, đặt pháp danh Hương Tràng, lập am tu hành. Am tranh sau này trở thành điện Phật, có tên gọi Quảng Nghiêm Tự (Nam Định).
Ngọc Hân công chúa
Lê Ngọc Hân là con gái thứ 9 vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, Từ Sơn, Bắc Ninh. Từ nhỏ, Ngọc Hân đã nổi tiếng là người con gái xinh đẹp, hay chữ, tài hoa. Năm 1876, Nguyễn Huệ ra Bắc với chiêu bài "phù Lê diệt Trịnh". Diệt xong họ Trịnh, Nguyễn Huệ tới yết kiến vua Hiển Tông. Ngọc Hân vâng mệnh vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 34 tuổi.
Nhung my nhan cuc ky thong minh trong lich su Viet Nam-Hinh-2
Mối tình đẹp của Ngọc Hân - Quang Trung được lưu danh trong lịch sử
Hai người yêu nhau thật lòng, Ngọc Hân được phong làm Bắc Cung hoàng hậu, bà có hai con với Quang Trung. Khi Quang Trung mất, triều Tây Sơn sụp đổ, bà viết bài tế vua Quang Trung và Ai tư vãn để bày tỏ nỗi đau khổ cùng cực cũng như nỗi tiếc thương vô hạn cho người chồng anh hùng vắn số. Cuối đời, bà sống trong chùa Kim Tiền, đến năm 29 tuổi thì mất.
Lễ Nghi Học Sĩ Nguyễn Thị Lộ
Nguyễn Thị Lộ người Thái Bình, bà là thiếp yêu của Nguyễn Trãi, đồng thời là tội nhân chủ chốt trong vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng của triều đình nhà Hậu Lê, dẫn tới cái chết bí ẩn của vua Lê Thái Tông. Vụ án đó đem đến cái chết thảm của bà, cùng Nguyễn Trãi và ba đời gia quyến của Nguyễn Trãi.
Nguyễn Thị Lộ nổi tiếng là người hay chữ. Mối lương duyên của bà và Nguyễn Trãi cũng bắt nguồn từ thi ca. Một hôm, Nguyễn Trãi đi chầu về, trên đường gặp một cô bán chiếu xinh đẹp, liền ngâm mấy câu thơ ghẹo, nào ngờ, cô bán chiếu cũng ngâm thơ đáp lại. Yêu sắc, phục tài, Nguyễn Trãi liền dò hỏi gia cảnh rồi cưới Nguyễn Thị Lộ làm thiếp.
Nguyên Phi Ỷ Lan
Tên thật của bà là Lê Thị Yến, bà là vợ vua Lý Thánh Tông trong lịch sử Việt Nam, là người có rất nhiều đóng góp tích cực vào cơ nghiệp của nhà Lý. Nguyên quán của Ỷ Lan ở Hưng Yên, bà vốn là một thôn nữ trông dâu, nuôi tằm, cha mẹ mất sớm, được người cô nuôi dạy.
Nhà vua ngự giá đến làng của Ỷ Lan, người dân kéo ra nghênh giá, chỉ riêng có nàng con gái xinh đẹp vẫn tựa vào cây lan mà không ra chào vua. Người con gái thông minh, dịu dàng đã khiến vua thương nhớ, cho người vời vào cung. Được học hành, Ỷ Lan đã tỏ rõ tư chất là người thông minh. Trong hai lần vua Lý mang quân đi đánh giặc, Ỷ Lan đã thay vua nhiếp chính, quyết định nhiều việc quan trọng của quốc gia. 
Theo Linh Nguyễn/Khỏe & Đẹp