Những điều kiêng kỵ trong bữa ăn tuyệt đối đừng phạm vào

Google News

Theo quan niệm xưa có nhiều điều kiêng kỵ trong việc ăn uống vì họ tin rằng chúng có thể ảnh hưởng đến tài vận cũng mang lại điềm xấu.

Không rung đùi
Rung chân không chỉ là một thói quen kém lịch sự mà theo tướng số, nó còn là dấu hiệu của người nghèo đói. Một người hay rung chân được xem là luôn trong trạng thái không an ổn và khó tích lũy của cải.
Tục ngữ có câu “Nam đẩu cùng, nữ đẩu tiện” (Nam rung chân thì nghèo, nữ rung chân thì thấp hèn). Do vậy, không chỉ trong bữa ăn, mà những lúc khác bạn cũng hãy cố gắng bỏ thói quen rung chân. Đặc biệt, thói quen rung chân này thường tạo sự phản cảm và gây khó chịu với hầu hết những người đối diện, đặc biệt là người lớn tuổi.
Không cắm đũa vào bát cơm
Nhung dieu kieng ky trong bua an tuyet doi dung pham vao
 
Trong quá khứ, người xưa thường cắm đũa vào bát cơm để cúng tổ tiên. Cha ông ta cho rằng, cách cắm đũa như vậy sẽ tạo ra mối liên hệ với người chết, giống như việc thắp hương. Vì vậy, nếu chúng ta thực hiện hành động này trong bữa cơm hàng ngày sẽ được xem như là điềm xấu, điều xúi quẩy.
Không tạo tiếng ồn khi ăn
Không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước khác, mọi người đều cảm thấy khá khó chịu khi nghe thấy tiếng húp thức ăn soàm soạp và chứng kiến người đối diện nhai nhồm nhoàm đồ ăn trong miệng. Theo các phép tắc hành xử trên bàn ăn mà cha ông ta để lại, ăn mà mở miệng không chỉ bất lịch sự mà còn gây ảnh hưởng tới người xung quanh. Tiếng soàm soạp phát ra khi uống trà, súp hay các đồ uống khác cũng bị coi là khiếm nhã.
Không để tay dưới bàn
Có một điều ít ai để ý, đó là bạn không nên để tay dưới bàn hay ngoài tầm mắt khi ăn cơm. Vì ăn mà không nâng bát là tướng của người cùng cực. Hơn nữa, việc để người khác thấy được đôi bàn tay bạn sẽ đem lại cảm giác an toàn cho họ. Họ muốn chắc chắn rằng bạn không giấu thứ gì đó trong tay như dao hay vũ khí. Nghi thức này cũng tồn tại ở Nga và Tây Ban Nha. Vậy nên, cho dù bạn chỉ đang cần dùng 1 tay để ăn, thì hãy cố gắng đặt tay kia lên bàn hoặc cạnh bàn chứ không nên để trên đùi hay buông thõng xuống dưới.
Gõ bát ăn cơm là nghèo cả đời
Nhung dieu kieng ky trong bua an tuyet doi dung pham vao-Hinh-2
 
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều bậc phụ huynh cấm con mình dùng đũa hoặc thìa gõ vào bát ăn cơm. Âm thanh phát ra từ việc gõ vào bát được cho là thu hút những vong hồn lang thang, không nơi nương tựa về phá nhà. Âm thanh ấy biểu tượng cho điềm dữ, không mấy thuận lợi cho gia chủ. Đặc biệt, người xưa truyền lại chỉ có ăn mày mới gõ vào bát để xin đồ ăn những người qua lại. Vì thế, việc gõ vào bát trong bữa cơm cũng được hiểu như nhà đang gặp cảnh khốn khó, túng thiếu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài lộc của gia chủ.
Tiếp thức ăn cho mình mà không để ý người khác
Việc bạn gắp thức ăn cho bản thân mình trước có thể bị coi là bất lịch sự. Khi bạn muốn thêm đồ ăn hay thức uống, bạn nên tiếp mọi người trước để thể hiện sự tôn trọng và sẻ chia. Ví dụ như bạn muốn rót thêm rượu, bạn nên rót cho mọi người rồi mới đến lượt mình. Hành động tuy nhỏ nhưng nói lên khá nhiều về con người bạn, liệu bạn có để ý đến cảm giác và nghĩ đến người khác khi dùng bữa. Ngoài ra, nếu ai đó đang nói chuyện mà bạn vẫn muốn mời rượu họ thì cũng đừng ngắt lời mà cứ tiếp tục rót rượu vào cốc của họ.
Nối đũa
Bạn không nên nhận thức ăn từ đũa của người khác bằng đũa của mình, hay còn gọi là nối đũa. Thay vào đó, hãy đưa bát ra cho để nhận phần thức ăn người khác gắp cho. Hành động nối đũa khiến người ta liên tưởng tới khi gắp tro cốt của người chết sau khi hỏa táng, bởi vậy đây là một điều nên tránh.
Đặt đũa dài ngắn, không đồng đều trên bàn ăn
Trước và trong khi dùng cơm, không nên đặt đũa dài ngắn, không đồng đều ở trên mặt bàn, bởi vì việc làm này bị cho là mang đến điềm xấu. Thời xưa người ta gọi nó là “tam trường lưỡng đoản” (ba dài hai ngắn), ý nói là chuyện không may xảy ra, đại biểu cho “tử vong”.
Theo phong tục xưa thì người sau khi chết đều sẽ được đặt vào trong quan tài. Sau khi đặt vào quan tài rồi thì lúc quan tài chưa được đậy nắp sẽ thấy nó được tạo thành bởi 5 tấm ván gỗ dài ngắn khác nhau (2 tấm ván gỗ ngắn, 3 tấm ván gỗ dài). Do đó, người xưa kiêng kỵ việc đặt đũa dài ngắn trên bàn ăn, vì nó đại biểu cho chuyện không may xảy ra, là điềm cực kỳ xấu, cần phải tránh.
Đánh rơi đũa xuống đất
“Lạc địa kinh Thần”, ý là đánh rơi đũa xuống đất, đây là một loại biểu hiện thất lễ nghiêm trọng. Bởi vì cổ nhân cho rằng tổ tiên đều đang an nghỉ ở dưới đất, không nên quấy rầy. Đũa rơi xuống đất chẳng khác nào làm kinh động đến tổ tiên dưới đất, đây là đại bất hiếu.
Tuy nhiên, trong lúc ăn việc lỡ tay làm rơi đũa là việc khó tránh được tuyệt đối. Cho nên, người xưa mỗi lần lỡ tay làm rơi đũa thì liền nhanh chóng ngồi xuống cầm đũa vẽ lên chỗ đất đó một chữ thập, theo hướng Đông Tây trước Nam Bắc sau. Đồng thời, nhẫn lỗi bất hiếu với tổ tiên và thỉnh cầu sự tha thứ.
Một đôi đũa nhỏ bé nhưng cách dùng nó lại bao hàm những cấm kỵ tường tận, chi tiết như vậy đủ để nhận thấy người xưa rất coi trọng lễ nghi, tôn kính tổ tiên và vô cùng chú ý đến việc giáo dưỡng.
Đặt đũa chéo nhau
Nhung dieu kieng ky trong bua an tuyet doi dung pham vao-Hinh-3
 
Hành vi này thông thường không được mọi người chú ý. Lúc ăn cơm, nhiều người tùy tiện gác chéo đũa đặt trên bàn. Người xưa xem hành vi này là có ý phản định, phủ nhận toàn bộ những người ngồi cùng bàn.
Quy tắc bới cơm
Mở nồi cơm, dùng đũa bếp hoặc vá (miền bắc gọi là môi) đánh đều cho tơi cơm ra. Sau đó xới cơm vào chén. Có 2 điều cần lưu ý:
Kiêng bới 1 vếch, tức là chỉ 1 lần múc cơm. Điều này chỉ làm khi bới cơm cúng người chết
Không xới đầy chén, việc này đối với một số người là bất lịch sự. Chỉ nên khoảng 2/3 chén là được
Không ăn trước chủ nhà
Theo các tập tục truyền thống, trong bữa ăn, khách thường đợi chủ nhà bưng bát lên đầu tiên rồi mới bắt đầu dùng bữa. Nhiều nơi, mọi người còn phải mời nhau trước khi nâng đũa. Thỉnh thoảng, chủ nhà bắt đầu bữa tiệc bằng cách tiếp và mời khách trước như một niềm vinh hạnh và kêu gọi mọi người dùng bữa tự nhiên. Tuy nhiên, theo phép tắc, chúng ta vẫn nên tôn trọng chủ nhà và để họ khai vị. Ngoài ra, trẻ em cần đợi đến khi người lớn bắt đầu ăn trước thì mới nên ăn cơm.
Lật cá
Thường khi bạn ăn hết một mặt của cá bạn sẽ lật nó sang bên còn lại để tiếp tục ăn, nhưng đây là điều kiêng kỵ với người đi biển, họ không được phép lật như vậy, vì họ cho rằng như vậy tượng trưng cho việc lật thuyền.
Lúc này bạn sẽ phải lấy khúc xương sống của cá ra và ăn tiếp nhé
Mời rượu, bia người lớn tuổi
Điều này phổ biến ở miền Bắc, nếu như bạn là người nhỏ tuổi hơn khi cụng ly, ly của bạn phải nằm ở phía dưới một chút so với ly của người lớn tuổi. Không được cụng ngang hoặc cao hơn, như vậy là vô lễ.
Không bới đồ ăn
Có thể do bạn đã quá quen thuộc khi dùng bữa cùng gia đình của mình nên khi ăn cùng người khác bạn giữ thói quen bới đồ ăn để tìm loại đồ ăn bạn yêu thích. Tuy nhiên việc này là bất lịch sự lắm bạn nhé!
Nhung dieu kieng ky trong bua an tuyet doi dung pham vao-Hinh-4
 
Mời cơm
Người Bắc và miền Trung cũng như một số gia đình miền Nam coi trọng lễ nghi thường đề cao qui tắc kiêng kỵ trong bữa ăn này. Trong bữa ăn người nhỏ tuổi phải mời từng người lớn tuổi dùng cơm theo thứ tự từ trên xuống dưới để thể hiện sự lễ phép.
Trên đây là một số quy tắc mà bạn nên lưu ý để không làm gia chủ hay người đối diện phải cảm thấy khó chịu hay nghĩ rằng bạn bất lịch sự. Đừng quên cập nhật nhiều quy tắc khác của văn hoá Việt Nam và các nước bạn nữa bạn nhé!!!
Xỉa răng
Xỉa răng không che miệng không chỉ là hành động thiếu thẩm mỹ mà nó cũng thể hiện thiếu lịch sự trong văn hóa bữa ăn. Vì thế, khi cần xỉa răng, bạn nên tìm nơi kín đáo và che miệng khi xỉa.
Bỏ lại miếng cuối cùng
Tại Nhật người ta thường dùng hết phần ăn để tỏ lòng tôn trọng người đã làm ra món ăn đó.
Còn ở một số nước châu Âu như Đan Mạch, những miếng thức ăn cuối sẽ chia đều cho mọi người hoặc dành cho người lớn tuổi trong bữa ăn được xem như là sự kính trên nhường dưới.
Còn ở Việt Nam hiện nay thì thường chừa và bỏ luôn miếng cuối không biết là bắt nguồn với lý do gì nhưng chắc chắn rằng rất nhiều người không thích thói quen này. Để lịch sự hơn bạn nên nhường miếng thức ăn đó cho phụ nữ, trẻ em hoặc người lớn tuổi nhất trong bàn tiệc.
Dù rằng nếp sống hiện đại dần đã tháo gỡ những lễ nghi phiền hà khắc khe thế nhưng không phải vì vậy mà ta lờ đi hết những quy tắc ứng xử trên bàn ăn khiến ta trở nên kém sang trọng hơn trong mắt người khác.
Theo Mai Mai (TH)/Khoevadep