Các triều đại Trung Hoa cho rằng, việc các hoàng tử được nuôi dạy tách biệt khỏi mẹ mình ngay từ nhỏ, tránh sự yêu thương, che chở của mẹ sẽ góp phần hình thành và duy trì sự kiên trì, dũng cảm của từng cá nhân cũng như của cả quốc gia.
Việc nuôi dạy đều được giao cho các nhũ mẫu, bởi vậy cuộc sống của các hoàng tử, công chúa phụ thuộc nhiều nhất không phải do người sinh thành mà là người nuôi nấng. Nhờ vào sự gắn bó, chăm sóc đó mà không thiếu những nhũ mẫu sau khi hoàng tử lên ngôi vương nhờ được ăn sủng đã vô cùng lộng hành, gây ra những câu chuyện đầy ai oán chốn thâm cung.
Hôm nay chúng tôi muốn nhắc tới một người phụ nữ rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, từ một nhũ mẫu như những người phụ nữ khác, bằng thủ đoạn, bà đã vươn tới đỉnh cao của danh vọng, tiền tài. Đó là Khách Thị, hay còn có tên thật là Khách Ấn Nguyệt, nhũ mẫu của vua Minh Hy Tông.
Minh Hy Tông (23/12/1605 – 30/9/1627) là vị Hoàng đế thứ 16 của nhà Minh từ 1620 đến 1627. Tên lúc sinh là Chu Do Hiệu, ông là con trai trưởng của Minh Quang Tông. Theo sử liệu, Khách Thị được chọn làm người nuôi dưỡng Chu Do Hiệu khôn lớn.
|
Ảnh minh họa. |
Trong quy định của hậu cung, vú nuôi phải ra khỏi cung trước khi hoàng tử lên 7 tuổi, nhưng điều này lại không được áp dụng đối với cặp nhũ mẫu - con nuôi Khách Thị và Chu Do Hiệu. Cho đến năm 15 tuổi Chu Do Hiệu vẫn nhất định không chịu rời bỏ Khách Thị.
Thậm chí, ngày nào không gặp người nhũ mẫu này ít nhất một lần là Chu Do Hiệu cảm thấy rất khó chịu, thành ra dễ cáu giận với nhiều người. Đến tuổi trưởng thành, Khách Thị và hoàng tử vẫn quấn quýt bên nhau như hình với bóng.
Một câu chuyện mà ít người biết đến, đó chính là để được hoàng tử - sau này là Hoàng đế sủng ái, bà ngày nào cũng nấu cho Chu Do Hiệu một món ăn rất đặc biệt, điều này khiến hoàng tử rất phụ thuộc vào bà ấy.
Món ăn này được gọi là "trứng rồng",thực chất món ăn này được chế biến từ thận ngựa và luôn được nấu theo một công thức đặc biệt, có hương vị khác hoàn toàn các món sơn hào hải vị khác. Vì vậy, dù ngày nào cũng ăn nhưng không hề cảm thấy ngán, Chu Do Hiệu ngược lại còn phụ thuộc vào món ăn này. Điều đó cũng khiến Khách Thị ngày càng được sủng ái.
Tuy nhiên, tình cảm giữa Khách thị và Minh Hy Tông không chỉ đơn thuần là tình thương như con dành cho mẹ mà là của những cặp tình nhân đối đãi với nhau. Thậm chí, các nhà sử gia còn khẳng định rằng chắc chắn giữa Minh Hy Tông và Khách thị có chuyện ân ái.
Khi Minh Hy Tông lên ngôi vua, Khách thị đã trên dưới 40 tuổi nhưng bà vẫn đẹp tựa mỹ nhân 28 tuổi, khiến Minh Hy Tông đang độ tuổi xuân thì mê mẩn. Hơn nữa, dù là gái góa chồng nhưng vốn xinh đẹp lẳng lơ nên chưa bao giờ Khách thị tự coi mình là nhũ mẫu của Minh Hy Tông.
Theo sử liệu ghi chép, mỗi sáng sớm, Khách thị đều tới tẩm cung của Minh Hy Tông để hầu hạ vua cho tới nửa đêm mới về. Chính vì có tình ý với nhũ mẫu nên khi Minh Hy Tông lên ngôi Hoàng đế chưa được bao lâu, ông đã phong cho Khách thị làm Phụng Thánh phu nhân. Vào mỗi dịp sinh nhật Khách thị, Minh Hy Tông đều đích thân tới chúc phúc không khác gì mẹ ruột.
Cũng chính vì mối quan hệ bất chính đầy tai tiếng này nên Khách Thị mới có những cơn ghen vô cớ đối với các phi tần được Minh Hy Tông sủng ái. Nhiều phi tần đã bị Khách Thị đánh ghen thê thảm. Dù được vua sủng ái hết mực song Khách Thị không cam lòng làm một nhũ mẫu mà câu kết với thái giám đương triều Ngụy Trung Hiền để khuấy đảo triều đình nhà Minh.
Minh Hy Tông khi đó vì lòng sủng ái mà bỏ qua tất cả những việc làm xấu xa của Khách Thị. Nhưng ông không biết rằng, chính sự tin tưởng một cách ngu muội này đã đẩy vương triều nhà Minh bất an khiến vua tuyệt tự.
Theo Hạ Tú / Theo CL&XH)