Bất chấp thủ đoạn vì ngôi vị mẫu nghi
Từ xưa tới nay, việc các hoàng tử trong chốn cung đình vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh cũng không phải là chuyện hiếm.
Khang Hy Hoàng đế khi còn ở ngôi Thái tử, cũng vì thể trạng yếu ớt mà phải đưa ra ngoài nuôi dưỡng, có lần còn suýt nữa mất mạng ở ngoài cung.
Sau này trong 36 vị a ca của Khang Hy, chỉ còn 21 người sống tới tuổi trưởng thành, còn lại hơn một phần ba đều yểu mệnh vì nhiều lý do.
Đạo Quang Hoàng đế khi còn nhỏ cũng vô cùng khó nuôi. Từ nhũ mẫu tốt nhất trong cung tới sơn hào hải vị đệ nhất thiên hạ đều không cải thiện được thể chất ốm yếu của vị hoàng đế này.
Sau này, Đạo Quang chỉ có 7 a ca, trong đó ba vị hoàng tử đầu tiên đều vì bệnh tật mà đoản mệnh.
Vậy nhưng vào năm Đạo Quang thứ 11, vị Hoàng đế trời sinh yếu ớt này lại giống như được uống thần dược. Chỉ trong một năm này, ông gần như đã thị tẩm toàn bộ phi tử trong hậu cung.
Cũng trong năm đó, Thanh triều có tin mừng rằng Hoàng đế chuẩn bị đón hai tiểu a ca chào đời.
Xét về vai vế, hai vị a ca này là Tứ a ca và Ngũ a ca. Ba vị a ca trước đó vì đoản thọ, nên Tứ a ca hiển nhiên sẽ trở thành trưởng tử của Hoàng thượng, cũng trở thành Thái tử tương lai.
Vị Tứ a ca này chính là Hàm Phong Hoàng đế sau này (chồng của Từ Hy). Tuy nhiên nếu tính theo ngày tháng đậu thai, thì Hàm Phong Hoàng đế đúng ra phải chào đời sau, còn vị Ngũ a ca kia mới là trưởng tử đích thực của Đạo Quang.
|
Vì để con trai trở thành trưởng tử, Hiếu Toàn Hoàng hậu đã bất chấp thủ đoạn. (Ảnh minh họa) |
Việc biến con thứ thành con trưởng này do Hiếu Toàn Hoàng hậu (mẹ chồng của Từ Hy) một tay “đảo ngược càn khôn”.
Xưa nay có câu “mẫu bằng tử quý” (mẹ quý nhờ con), mẹ của Đạo Quang Hoàng đế trước kia cũng nhờ con trai làm Thái tử mà trở thành mẫu nghi thiên hạ. Hiếu Toàn Hoàng hậu sao có thể không hiểu rõ đạo lý này.
Vào cung mới chỉ bốn năm, Hiếu Toàn không phải dễ dàng mà được ngồi lên ngôi vị Hoàng hậu. Chốn thâm cung đã dạy cho bà biết được chân lý: muốn làm việc lớn ắt phải nhẫn tâm!
Chính vì vậy, để con trai có thể được làm Thái tử, để bản thân tiếp tục ngồi vững trên cái ghế mẫu nghi này, Hiếu Toàn đã liều mạng uống một chén thuốc sinh non, sau đó hạ sinh Hàm Phong Hoàng đế.
Vì ra đời trước, nên Hàm Phong từ đệ đệ đã trở thành huynh trưởng, “thuận buồm xuôi gió” làm chủ Đông Cung (Thái tử), lại có thể yên vị trên ngai vàng, hoàn toàn là nhờ vào chén thuốc sinh non của mẫu thân.
Thiên hạ rơi vào tay nữ nhân vì một chén thuốc
Chén thuốc sinh non kia đã mang đến cho Hàm Phong ngai vàng, nhưng đổi lại, cả vương triều Đại Thanh đối diện với họa diệt vong.
Trong khi các hoàng tử khác ôm sách vở mà lớn, thì Hàm Phong lại ôm bình sắc thuốc mà trưởng thành.
Ngay từ nhỏ, Hàm Phong vì sinh thiếu tháng mà bệnh tật liên miên, thể trạng yếu ớt, không những việc học hành không tới nơi tới chốn, mà tính mệnh nhiều khi cũng như “chỉ mành treo chuông”.
Chén thuốc sinh non kia không chỉ khiến thể chất của ông vô cùng ốm yếu, mà còn biến ông thành một kẻ đầu óc chậm chạp, dung mạo xấu xí.
Theo nhiều ghi chép từ các ngự y Thanh triều, Hàm Phong thường xuyên bị ho khi thay đổi thời tiết, thậm chí có lần còn ho ra máu. Căn cứ vào các triệu chứng này, Hàm Phong đã mắc phải căn bệnh mãn tính không có thuốc chữa thời bấy giờ - lao phổi.
Khi trưởng thành, Hàm Phong sau một lần ngã ngựa mà trở thành người què. Vậy là từ một người trời sinh yếu ớt, vị vua này tiếp tục trở thành một kẻ tàn phế.
nho mot chen thuoc sinh non, tu hy thai hau co duoc ca thien ha hinh anh 3
Việc sinh thiếu tháng khiến Hàm Phong Hoàng đế từ nhỏ ốm yếu, thậm chí có nguy cơ... hiếm muộn!
Sau khi đăng cơ, Hàm Phong cũng vì thể chất ốm yếu, dương khí suy, nên có nguy cơ hiếm muộn. Các đại phu đã phải dùng tới nhung hươu để giúp Thanh triều khỏi cảnh lụi bại vì Hoàng đế “đoạn tử tuyệt tôn”.
Cũng nhờ thứ thuốc tráng dương này mà Hàm Phong có với Từ Hy một vị a ca – người sau này trở thành Đồng Trị Hoàng đế.
“Mẫu bằng tử quý” (mẹ quý nhờ con), Từ Hy lại nhờ vào đứa con trai duy nhất của mình mà nhanh chóng trở thành mẫu nghi thiên hạ.
Suy cho cùng, Tây Thái hậu có được “quyền khuynh thiên hạ” chính là nhờ vào một chén thuốc đẻ non của mẹ chồng năm xưa.
Nếu không có chén thuốc ấy, Hàm Phong sao có thể trở thành Hoàng đế, cũng có thể sẽ không bị hiếm muộn, và càng không để một phụ nữ tiếm quyền, thâu tóm quyền lực, nắm cả thiên hạ trong tay.
Chén thuốc sinh non này đổi lại quyền lực cho nhiều người, nhưng lại trở thành mầm họa khiến Thanh triều rơi vào cảnh diệt vong.
Theo PV/Trí thức trẻ