Ông chính là Tô Lân – một nhà thơ thời Tống bên Trung Hoa – được mệnh danh là nhà thơ ‘lười’ nhất lịch sử. Dù không quá nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa nhưng ông vẫn được hậu thế ngưỡng mộ.
Sống dưới thời của hoàng đế Tống Nhân Tông, từ nhỏ ông đã có sở thích và nghiên cứu về thơ ca. Ông có thời gian giữ chức thanh tra ở các quận của Hàng Châu, được biết đến với tính cách chính trực và công bằng. Tuy nhiên, có lẽ vì tính cách này mà ông không bao giờ được các cấp trên trọng dụng. Giữ chức quan nhỏ trong một thời gian dài đã khiến Tô Lân cảm thấy vô cùng đau khổ.
Chỉ đến khi Phạm Trọng Yêm (một nhà chính trị xuất sắc, quân sự gia thiên tài, nhà cải cách lỗi lạc cũng như nhà giáo dục nổi tiếng ở thời Bắc Tống) trở thành quan của chức ở Hàng Châu, mới nhận ra vị quan này thường chiêu mộ nhân tài cho triều đình. Vì nhận thấy một người tận tâm như mình chưa được tiến cử và để mắt đến nên ông đã quyết định phải viết một bài thơ xuất sắc để gửi gắm tâm tư.
Chính vì không dám thẳng thắn nói chuyện với Phạm Trọng Yêm về chuyện tiến cử bản thân cũng không muốn dùng cách xin xỏ để thăng quan tiến chức, nên việc viết ra một bài thơ xuất sắc ẩn chứa nỗi lòng là giải pháp của Tô Lân.
Theo đó, bài thơ hai câu của Tô Lân là “Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt/ Hướng dương hoa mộc dị vi xuân”.
Vì thường xuyên tập trung vào công việc nên các bài thơ khác của ông đều không được lưu truyền. Chính vì vậy mà ông bị người đời sau gọi với danh xưng “nhà thơ lười biếng nhất” trong lịch sử. Tuy nhiên, tất cả điều này không thể phủ nhận về tài năng thơ ca của ông. Bằng chứng là ở hai 2 dòng thơ mà ông đích thân viết cho Phạm Trọng Yêm.
Với bề ngoài là mô tả hiện tượng tự nhiên nhưng hai câu thơ của ông lại mang hàm ý sâu xa về việc muốn bày tỏ về việc mong muốn được thăng chức.
Cụ thể, 2 câu thơ “Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt/ Hướng dương hoa mộc dị vi xuân” mang ý nghĩa là: Cúi mặt xuống gần mặt nước, tòa lâu đài lộng lẫy sẽ được ngắm vẻ đẹp của ánh trăng đầu tiên; Hướng về vầng thái dương, hoa cỏ dù đơn sơ cũng trở nên vô cùng tươi tốt, giống như đang trong mùa xuân.
Ẩn sau đó là lời tâm sự về việc Tô Lân đã có nhiều năm làm việc vô cùng siêng năng và chăm chỉ, gần gũi với nhân dân nên ông vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên niềm vui đó lại giống như tòa lâu đài ngày ngày cúi xuống mặt nước nhưng chỉ thấy được ánh tranh ảo mà thôi. Chưa hết, việc ông so sánh hình ảnh những cây cỏ tầm thường nhưng được gần mặt trời bỗng cũng được hưởng lợi từ mùa xuân tươi tốt cũng vô cùng thâm sâu khi ám chỉ những người thua kém ông nhưng vẫn nhận được bổng lộc từ việc thăng quan tiến chức.
Khi đến tay của Phạm Trọng Yêm, ông đã ngay lập tức hiểu được ý nghĩa của Tô Lân muốn nói và phải thốt lên hai chữ “tuyệt vời” đồng thời nhận xét Tô Lân là một người tài trí và xuất sắc.
Thêm vào đó, Phạm Trọng Yêm cảm thấy vô cùng hài lòng khi biết được con đường làm quan của Tô Lân. Vì vậy mà sau đó, ông đã tiến cử Lân lên triều đình. Vua Tống Nhân Tông sau đó cũng sắp xếp để Tô Lân giữ một chức quan phù hợp với tài năng và đức độ của mình. Tuy nhiên, trong 3 lần được thăng chức, Tô Lân đã từ chối và trở về Hàng Châu, cần mẫn với chức quan tuần phủ, làm việc với sự yêu mến của tất cả người dân nơi đây.
Câu chuyện giữa Phạm Trọng Yêm cùng với Tô Lân vẫn được truyền tụng như một giai thoại thú vị. Dù cả đời chỉ làm được đúng hai câu thơ như ông vẫn được hậu thế vô cùng kính trọng.
Theo Becky Trương/Techz