Ngượng đỏ mặt khi phóng to bức tranh cổ 1.000 năm

Google News

Một bức tranh cổ nổi tiếng của Trung Quốc đã khiến hậu thế phải ngỡ ngàng khi phát hiện ra những chi tiết hài hước đến "ngượng đỏ mặt" khi xem xét kỹ lưỡng.

Bức "Tuyết tế giang hành đồ" của họa sĩ Quách Trung Thứ (thời Ngũ đại đầu nhà Tống, khoảng năm 976) vốn được coi là một tuyệt tác nghệ thuật với vẻ đẹp tinh tế và chân thực. Trải qua nhiều triều đại, bức tranh được các vị hoàng đế như Càn Long, Gia Khánh yêu thích và để lại dấu triện như một minh chứng cho giá trị nghệ thuật vượt thời gian.
Nguong do mat khi phong to buc tranh co 1.000 nam
Bức tranh cổ Tuyết tế giang hành đồ
"Tuyết tế giang hành đồ" mô tả hai con tàu lớn trên sông trong ngày tuyết rơi, với nhiều công nhân đang làm việc. Từng chi tiết nhỏ như cột buồm, dây cột, bông tuyết đều được khắc họa tỉ mỉ, tạo nên không khí lạnh giá đặc trưng của mùa đông. Tuy nhiên, sự bất ngờ nằm ở những chi tiết "tinh nghịch" mà họa sĩ đã khéo léo cài cắm vào bức tranh.
Khi phóng to một góc của bức tranh, người xem không khỏi ngạc nhiên khi phát hiện một người đàn ông đang làm việc đến mức quần bị tụt xuống, để lộ phần nhạy cảm của cơ thể. Chi tiết này đã gây xôn xao cộng đồng mạng, đặc biệt khi nó được vẽ từ cách đây 1000 năm. Sự táo bạo của Quách Trung Thứ đã khiến nhiều người phải đặt câu hỏi về sự tự do trong nghệ thuật của các họa sĩ cổ đại.
Nguong do mat khi phong to buc tranh co 1.000 nam-Hinh-2
Thực tế, "Tuyết tế giang hành đồ" không phải là bức tranh cổ duy nhất có những chi tiết "đỏ mặt" như vậy. Điều này cho thấy, các họa sĩ thời xưa không chỉ có tài năng miêu tả chi tiết mà còn vô cùng táo bạo trong cách thể hiện.
Theo Thu Hà /TH & PL