Ngay từ xa xưa, cổ nhân đã đúc kết nhiều kinh nghiệm sống quý báu được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Những kinh nghiệm này được truyền đạt một cách khéo léo thông qua những câu tục ngữ, ca dao ngắn gọn dễ hiểu. Những câu nói đó có thể đúng, hoặc sai so với thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên tham khảo để rút ra những bài học bổ ích.
Những câu nói này có thể đúng, có thể sai với cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tham khảo và rút ra những bài học bổ ích cho riêng mình.
Người xưa cho rằng, tướng từ tâm sinh ra, có nghĩa là thông qua tướng mạo thì có thể thấy được nội tâm của người đó.
Về đặc điểm khuôn mặt, người xưa có nhiều câu nói trong đó có câu: "Hai má không thịt không nên kết giao". Ý nghĩa của câu này thực ra cũng rất dễ hiểu. Theo người xưa, những người mà hai má không có thịt thì không nên kết giao.
Bên cạnh đó, việc hai má không có hay thiếu thịt cũng khiến khuôn mặt của người đó trở nên dữ tợn, tạo ấn tượng không được tốt lắm với người đối diện. Hơn nữa, trong lịch sử cũng có nhiều nhân vật phản diện có tướng mạo này. Do đó, dần dà trong lòng người xưa đều hình thành quan niệm rằng, người mà hai má không có thịt thì không thể làm bạn hay thân thiết được.
"Hai má không thịt không nên kết giao", vì sao?
Trong tâm thức của người xưa, những người có khuôn mặt gầy guộc, thiếu thịt ở hai má thì thường thích tính toán sau lưng, trông xảo quyệt và có thể tham lam hơn so với những người có khuôn mặt tròn, đầy đặn trông phúc hậu. Vì vậy, khi đối diện với những người có tướng mặt này, nhiều người sẽ luôn đề phòng vì sợ tiền mất tật mang, tự nhiên sẽ không giao du hoặc giữ khoảng cách với họ.
Trên thực tế, nếu quan sát kỹ các bộ phim điện ảnh, truyền hình, chúng ta không khó để nhận thấy khi các đạo diễn chọn diễn viên cho một số vai phản diện, họ đều chọn những người có gò má cao, hai má thiếu thịt để nhập vai. Điều này cũng góp phần thu hút và thuyết phục người xem hơn.
Tuy nhiên, câu nói này chỉ dựa vào trình độ thẩm mỹ của người xưa. Ngày nay, suy nghĩ đã thay đổi. Nhiều bạn trẻ hiện nay đều theo đuổi gương mặt V-line hay dạng khuôn mặt thon gọn, nhỏ.
Thậm chí, để có được ngoại hình như ý muốn, không ít bạn trẻ còn liều lĩnh thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ như gọt hàm, hạ gò má để gương mặt trở nên thon gọn, đúng chuẩn V-line thời thượng. Chính vì vậy, khi tiếp xúc với mọi người, chúng ta cũng không quá chú ý đến việc má của đối phương có nhiều thịt hay không.
Tuy nhiên, theo người xưa nếu người nào đó béo quá thì cũng không phải là điều tốt. Ít ai biết rằng, sau câu: "Hai má không thịt không nên kết giao" còn có một vế nữa. Đó là: "Mặt ngang cũng được coi là kẻ xấu".
Mặt ngang là mặt gì và vì sao người xưa cho rằng đây cũng là tướng mặt xấu?
Mặt thịt ngang thực chất không phải do béo phì mà là muốn ẩn ý đến cơ mặt. Nguyên nhân là vì khi họ tức giận thường có biểu hiện dữ tợn. Dần dần, theo thời gian, khuôn mặt ngang được hình thành và được cho là tướng mặt xấu. Người xưa cho rằng người có tướng mặt này thường độc đoán, ngang ngược và không rõ phải trái.
Tuy nhiên, vế của câu nói này có thể đúng, cũng có thể sai. Bởi thực tế có người tướng mặt xấu nhưng lại là người tốt bụng và lương thiện. Do đó, không phải trường hợp nào cũng có thể "Nhìn mặt mà bắt hình dong" được.
Tóm lại, câu nói: "Hai má không thịt không nên kết giao, mặt ngang cũng được coi là kẻ xấu" tuy có phần đúng theo quan niệm của người xưa nhưng không thể áp dụng cho tất cả mọi người hiện nay. Việc chọn bạn để kết giao không chỉ dựa vào vẻ bề ngoài mà còn phụ thuộc vào tấm lòng và cách ứng xử của người đó.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm
Theo Thùy Dương/Thương hiệu và Pháp luật