Người thuộc 2 mệnh này hợp trồng đinh lăng, lộc đến ào ào

Google News

Cây đinh lăng không chỉ làm cảnh, làm thuốc mà còn có ý nghĩa phong thủy riêng. Hãy cùng tìm hiểu về loại cây này nhé.

Ý nghĩa phong thủy của cây đinh lăng
Cây đinh lăng là một trong những loại cây trồng khá phổ biến. Cây này thường được trồng trong vườn, trồng trong chậu để làm cảnh, giúp không gian sống có thêm sắc xanh. Cây đinh lăng không ra hoa mà chỉ có lá. Lá của cây xanh mướt quanh năm, có thể được dùng để ăn sống, nấu canh hoặc làm thuốc. Cây đinh lăng không quá cao nên không sợ che khuất nhà cửa. Nhiều gia đình cũng trồng cây đinh lăng làm hàng rào bên ngoài nhà.
Nguoi thuoc 2 menh nay hop trong dinh lang, loc den ao ao
 
Cây đinh lăng xanh tốt quanh năm mà không cần chăm sóc nhiều, ít sâu bệnh. Với những cây đinh lăng lâu năm, phần rễ của cây có giá trị dược liệu cao, thậm chí còn được ví tốt như nhân sâm.
Cây đinh lăng được trồng trước nhà mang ý nghĩa cản các luồng khí xấu, hạn chế những chuyện không hay, hút tài lộc, may mắn cho gia đình. Cây đinh lăng được ví như thần giữ của, giúp tiền bạc trong nhà không bị thất thoát.
Mệnh nào hợp trồng cây đinh lăng?
Theo quan niệm phong thủy, cây đinh lăng mang nguồn năng lượng xanh. Do đó, loại cây này cực kỳ hợp với người mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Gia chủ thuộc hai mênh này trồng cây đinh lăng trong nhà vừa có tác dụng trang trí nhà cửa, vừa thu hút nhiều may mắn, tài lộc, lại mang ý nghĩa cầu mong có nhiều cơ hội phát triển công danh sự nghiệp.
Cây đinh lăng trồng trước nhà là rất tốt nhưng cần phải chú ý không được để cây chắn ngang lối đi. Khi trồng cây này, gia chủ nên để cây lệch sang một bên so với cửa nhà, để lối đi được thông thoáng, giúp thu hút vượng khí vào nhà.
Ngoài ra, không nên trồng cây quá sát tường. Cây đinh lăng vốn ưa nắng nên cần trồng cây ở vị trí có nắng để cây phát triển tốt nhất.
Cách trồng cây đinh lăng
Bạn có thể trồng cây đinh lăng bằng cành của những cây đinh lăng khỏe mạnh. Nên chọn những cây sinh trưởng tốt từ 2 năm tuổi trở lên, cây không sâu bệnh để tiến hành cắt cành ươm cây giống. Chọn cành khỏe, cành bánh tẻ (những cành có phần vỏ vừa hóa nâu). Cắt những cành này thành đoạn dài khoảng 10 cm.
Cắm cành đinh lăng vào trong đất tơi xốp đã được bón lót bằng phân chuồng hoặc phân NPK. Tưới nước cho cây. Phủ lên trên một lớp rơm hoặc bèo tây để giữ ẩm cho đất.
Sau khoảng 24-30 ngày, lá non sẽ bắt đầu mọc lên từ cành đinh lăng, phần rễ cũng mọc ra. Khi lá đạt chiều dài khoảng 10 cm thì có thể lấy cây ra và trồng vào đất hoặc chậu.
Khoảng thời gian tốt nhất để ươm trồng cây đinh lăng là mùa xuân, khoảng từ tháng 1 đến tháng 4.
Cây đinh lăng dễ sống, chịu hạn tốt nên không cần tưới quá nhiều nước.
Để phòng trừ sâu bệnh, khi cây còn non, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu để phong sâu xám, rệp, rầy, sâu ăn lá, nấm... Khi cây được 2 tuổi, nên có biện pháp bảo vệ phần rễ cây tránh để chuột cắn.
Nên tỉa bớt cành lá của cây để cây được gọn gàng và khỏe mạnh hơn.
Cây từ 3 tuổi trở lên là có thể thu hoạch, phần rễ, thân, lá có thể sử dụng ngay hoặc phơi khô. Thời gian thu hoạch tốt nhất là từ tháng 10 tới tháng 12. Khi thu hoạch, nên giữ lại những cành khỏe để làm giống.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Theo PV/Arttimes