Có chí hướng cao xa
Thất bại vốn không phải là chuyện đáng sợ, đáng sợ là thất bại rồi mà bản thân vẫn cứ mãi chìm đắm trong thất bại đó. Nghèo không đáng sợ, đáng sợ là nghèo mà vô chí, tự phủ định mình, từ bỏ những mục tiêu và chí hướng mà mình theo đuổi suốt bao nhiêu năm.
Rõ ràng là trên đời này có rất nhiều người tài năng, có bản sự, nhưng đôi lúc vì nhiều nguyên nhân mà họ cứ mãi lận đận, vất vả. Sự nghiệp không có khởi sắc, cuộc sống cũng biến thành một mớ hỗn độn, rơi vào hoang mang, hoài nghi cuộc đời, không tìm được phương hướng chính xác.
Cổ nhân nói, chỉ cần có chí hướng, tuổi tác không phải vấn đề, những người không có chí hướng, dù có sống tới trăm tuổi cũng là sống vô ích.
Muốn thành công thì nhất định không được sống buông thả, tuổi tác không phải là trở ngại lớn nhất mà không có chí hướng mới đáng sợ.
Không bao giờ từ bỏ
Trên con đường dẫn tới sự thành công thì kiên trì chính là yếu tố quan trọng nhất, lập ra mục tiêu của cuộc đời mình, thiết lập chí hướng rồi sau đó nỗ lực và phấn đấu. Trên con đường thành công chắc chắn là chúng ta sẽ phải trải qua nhiều chông khai.Đừng bao giờ đổ hết lỗi lầm cho số phận, cho vận may, hay là không có quan hệ, không có nguồn lực, tâm lý oán than, bởi, phàn nàn chỉ có hại không có lợi.
Suy cho cùng là hơn thua nhau ở sự kiên trì. Một triết học gia từng nói, có thể đánh bại bạn, không phải là người khác mà là chính bạn, người thực sự mạnh mẽ, trước giờ luôn tìm nguyên nhân từ chính mình, rồi sửa đổi những điểm còn khiếm khuyết của mình, biến mình trở nên ưu tú hơn.
Không ngừng học hỏi
Người xưa đã dạy: Còn sống là còn học. Những người lúc nào chỉ biết khép mình vào trong một góc tối thì chắc chắn không sớm thì muộn cũng bị xã hội đào thải. Con người phải không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức, tay nghề của mình.
Cần cù bù thông minh, dù cho trí tuệ của bạn không bằng người ta nhưng chỉ cần bạn biết chăm chỉ, nỗ lực thì sớm muộn bạn cũng sẽ thành công. Trên con đường học tập, đừng kiêu ngạo tự mãn, hãy duy trì cho mình thái độ khiêm tốn, ham học hỏi.
Theo Truy Nguyệt/ Khoevadep