Kỳ I: Thứ phi Mộng Điệp
Cuộc đời vua Bảo Đại gắn liền với nhiều cái tên mà sau này
đã trở thành giai thoại nhan sắc trong lịch sử Việt Nam như Hoàng hậu Nam
Phương hay Thứ phi Mộng Điệp. Nếu Nam Phương hoàng hậu đại diện cho vẻ đẹp
"chim sa, cá lặn" thì thứ phi Mộng Điệp lại là vẻ đẹp tiêu biểu của xứ
Kinh Bắc làm đắm say biết bao nhiêu chàng trai.
Người đàn bà đẹp Mộng Điệp đã được ghi danh vào sử sách.
Người phụ nữ khiến vua Bảo Đại nuốt lời son sắc với Hoàng hậu
Nam Phương
Thứ phi Bùi Mộng Điệp sinh năm 1924, quê ở tỉnh Bắc Ninh, từ
nhỏ đã có nhan sắc "nghiêng nước nghiêng thành" nhưng xuất thân lại vô cùng bình
thường. Tuy vậy, bà lại dành nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu triều đại nhà
Nguyễn.
Bà Mộng Điệp từng có cuộc hôn nhân không hạnh phúc với người
chồng làm bác sĩ nhưng lại theo đạo Thiên chúa giáo. Bà chia tay người chồng
này và có một đứa con sau đó mới có cuộc gặp gỡ định mệnh với vua Bảo Đại vào
năm 1945 khi ông đã thoái vị.
Ảnh chụp khi bà Mộng Điệp còn là vợ của vị bác sĩ theo đạo Thiên Chúa giáo.
Được biết, Mộng Điệp được một người sắp xếp gặp mặt Bảo Đại trên sân tennis. Lúc đó mặc dù đã có vợ là Nam Phương Hoàng hậu nhưng
ngài Bảo Đại rất si tình trước nhan sắc Mộng Điệp, chẳng mấy lúc hai người phải
lòng nhau, Mộng Điệp trở thành thứ phi cựu hoàng Bảo. Mặc dù trước đó, Bảo Đại từng có thời thể son sắc một chồng một vợ với Nam Phương.
Hoàng nữ Phương Thảo
chính là con gái đầu của Mộng Điệp với Bảo Đại, vài năm sau đó, họ chuyển về sống
tại Đà Lạt. Mặc dù làm vợ thứ và không được tổ chức cưới hỏi nhưng bà Mộng Điệp
sống được lòng mọi người.
Bức ảnh hiếm hoi còn lại lúc Mộng Điệp về làm vợ của cựu hoàng Bảo Đại.
Hình ảnh quý phái của thứ phi Mộng Điệp nổi danh một thời.
Dẫu quãng thời gian chung sống với cựu hoàng Bảo Đại chỉ kéo
dài vài năm, nhưng bà Mộng Điệp được cho là người có vị trí vô cùng quan trọng
trong cuộc đời cựu hoàng. Dù sau này không còn sống cùng Bảo Đại nhưng bà Mộng
Điệp vẫn chăm lo việc thờ cúng tổ tiên nhà Nguyễn, đúng với phận sự của một
vương phi thực sự.
Cuộc sống khép kín những ngày xa chồng
Khi Bảo Đại không còn làm vua nữa, đất nước chiến tranh nên
Mộng Điệp sang Pháp và rơi vào cảnh túng thiếu nơi đất khách quê người. Mặc dù
không được học cao nhưng bà Mộng Điệp vốn có tố chất thông minh, nhanh nhẹn, nhờ
tài kinh doanh bất động sản bà đã trở thành người giàu có ở Pháp, trang trải mọi
chi phí gia đình lúc đó.
Bà có với vua Bảo Đại 3 người con nhưng không may, hai con
trai lại mất khi tuổi đời còn quá trẻ. Sau cái chết của người con thứ hai, thứ
phi Mộng Điệp trở nên sống khép kín hơn, bà thu mình trong không gian nhỏ bé của
ngôi nhà ở thủ đô Paris không tiếp đón bất kì một vị khách nào.
Mộng Điệp lúc sinh sống ở Tây Nguyên.
Trong ngôi nhà bà sinh sống luôn có bức chân dung Bảo Đại
trên tường, bàn thờ tổ tiên được bày trí nghiêm trang theo đúng truyền thống
người Việt. Đặc biệt thứ phi Mộng Điệp hết mực yêu nước, trước sau như một. Đó
là một con người trọng đạo nghĩa nhưng rất thẳng tính, dám nói thẳng nói thật. Dù
không được học cao, học nhiều nhưng thứ phi Mộng Điệp được nhiều người kính nể
vì cách sống, đạo đức, tư cách của bà.
Nhờ vào nhân cách sống cao cả mà thứ phi Mộng Điệp luôn được lòng tất cả mọi người.
(Còn nữa)
Theo Theo Anh Đào/Trí thức trẻ - Báo Tổ quốc