Người được cho là nếu phò tá Tào Tháo, cho dù Lưu Bị và Tôn Quyền có được Gia Cát Lượng, Chu Du và những người khác trợ giúp cũng không thể thành công. Ông ấy là ai?
Để là sáng tỏ được danh tính của vị mưu sĩ này chúng ta phải bắt đầu từ sự kiện Tào Tháo ám sát Đổng Trác. Để ngăn chặn việc Đổng Trác tiếp tục mang lại tai họa cho đất nước, Tào Tháo đã mượn Thất tinh bảo đao để ám sát Đổng Trác. Nhưng cuối cùng cơ sự không thành, Tào Tháo bị Đổng Trác đuổi giết khắp nơi. Liều mạng một hồi, Tào Tháo kết cục vẫn là rơi vào tay của Đổng Trác.
Trần Cung: Mưu sĩ khiến Quách Gia kiêng dè
Trần Cung khi đó đang là huyện lệnh Trung Mâu. Vì có cảm tình trước lòng trung thành của Tào Tháo với nhà Hán và ý chí quyết tâm diệt trừ gian thần Đổng Trác nên Trần Cung đã giải thoát và bỏ trốn cùng Tào Tháo. Trên đường bỏ trốn, Tào Tháo và Trần Cung đã nương nhờ nhà người quen là Lã Bá Sa.
Với bản tính đa nghi, khi nghe thấy trong nhà có tiếng mài dao, lo sợ việc Lã Bá Sa sẽ ra tay với mình, Tào Tháo đã xuống tay giết cả nhà Lã Bá Sa. Đồng thời lúc này Tào Tháo cũng để lại một câu nói lưu danh muôn đời: "Ta thà phụ cả thiên hạ chứ không để thiên hạ phụ ta". Sau những việc làm của Tào Tháo, Trần Cung đã có phần thất vọng vì trước đó đã một lòng tin phục Tào Tháo.
Trần Cung sau đó được Tào Tháo tín nhiệm. Năm 194, Trần Cung cùng Trương Mạc và những người khác âm mưu nổi dậy chống lại Tào Tháo và dẫn Lữ Bố vào Duyện Châu. Vì bị Trần Cung phản bội nên hầu hết các quận thuộc Duyện Châu đều bị Lữ Bố chiếm. Sau đó, Tào Tháo dẫn quân tấn công Lữ Bố nhưng nhiều lần bị đánh bại.
Tuy nhiên, sau đó Tào Tháo đã lấy lại được lãnh thổ của mình, còn Trần Cung và Lữ Bố thì chạy đến đất Từ Châu của Lưu Bị. Sau khi đến Từ Châu, Lữ Bố đã lợi dụng cuộc viễn chinh của Lưu Bị và Quan Vũ để chiếm Từ Châu. Và tất nhiên khả năng chiếm Từ Châu của Lữ Bố hoàn toàn phụ thuộc vào kế sách khôn khéo của Trần Cung.
Hành động chiếm Từ Châu của Lữ Bố hoàn toàn khiến Tào Tháo tức giận. Năm 198, Tào Tháo đích thân đưa quân tới Hạ Phì tấn công Lữ Bố.
Lữ Bố ban đầu định đầu hàng sau khi nhìn thấy lá thư của Tào Tháo, nhưng theo đề nghị của Trần Cung, Lữ Bố đã chọn sẽ kháng cự đến cùng.
Trần Cung tham mưu rằng, Tào Tháo đã đi một chặng đường dài đến vây đánh Lữ Bố. Sau một chặng đường dài chắc chắn tinh lực của đội quân sẽ giảm sút, thừa cơ hội đó lập tức tấn công có thể sẽ giành được chiến thắng.
Đến tháng 11, một tháng sau khi Tào Tháo vây đánh Lữ Bố, tuy đã phái người đào hào bao vây Lữ Bố nhưng vẫn không thể đánh bại được ông. Khi Tào Tháo chuẩn bị rút quân, Quách Gia và Tuân Úc nói: "Lữ Bố nay đã bị quân ta kìm chân, mấy lần đánh lui mới phá được vòng vây, nay tinh thần chiến đấu của Lữ Bố giảm sút, nếu tấn công lúc này nhất định sẽ thắng trận".
Phán đoán của Quách Gia là đúng, nhưng lúc này ông vẫn sợ một người. Người này là người mà Quách Gia sợ nhất trong đời, chính là Trần Cung.
Trần Cung rất tài giỏi và các chiến lược của ông rất sắc bén. So với Gia Cát Lượng về sau, đây là người không ai có thể so sánh được về tài thao lược.
Về sau khi Lữ Bố bại trận, Trần Cung cũng quyết tử. Sau khi Trần Cung qua đời, Tuân Úc đã nhận xét rằng: "Trần Cung là người thực sự mưu lược nhưng lại không thức thời". Quách Gia cũng nghĩ như vậy, điều đó đủ chứng tỏ khi Quách Gia đề xuất tấn công Lữ Bố, trong lòng mưu sĩ này thực sự sợ hãi Trần Cung.
Không chỉ vậy, Lý Chí, một vị quan của nhà Minh còn đánh giá về Trần Cung như sau: "Trí tuệ của Trần Cung là kẻ thù của Tào Tháo". Điều này đủ để chứng minh rằng Trần Cung là người đủ tư cách khiến Quách Gia phải ghen tỵ.
Theo PV/Pháp luật và bạn đọc