Trong bài phú "đom đóm" của Lạc Tân Vương – một nhà thơ thời Đường có viết: "Đạo làm người quân tử, dù trong bóng tối vẫn luôn trong sạch".
Câu nói này có ý nghĩa là những người quân tử được tu dưỡng về đạo đức cho dù ở những nơi mà không ai nhìn thấy cũng không làm chuyện mờ ám, trái với lương tâm.
Cổ nhân đã khéo léo mượn hình ảnh của "căn phòng tối" để ca ngợi những người luôn sống ngay thẳng .
2 câu chuyện được lưu truyền trong dân gian (Trung Quốc) dưới đây thêm một lần nữa muốn nhấn mạnh lại thông điệp: Nhân quả luôn tồn tại. Vì thế, mỗi người hãy sống sao cho thật đẹp, thật tử tế, để lòng không bao giờ phải hổ thẹn.
Đừng nghĩ rằng việc mình làm không ai biết. Có thể người khác ông ai hay nhưng ông Trời luôn có mắt và chứng kiến mọi chuyện. Quan trọng hơn cả là, việc bản thân mình làm, dù có lừa dối được tất cả mọi người trong thiên hạ thì cũng không thể lừa dối, qua mắt được lương tâm của chính mình.
Giấc mơ kỳ lạ
Vào thời nhà Đường, có một tiến sĩ họ Lý luôn ngủ mơ thấy có một đám người đang đuổi theo ông ta, trong mơ ông ta chạy đến kinh thành, sau khi vào thành đi qua cửa lớn bước đến đại sảnh.
Lúc đầu không hề nhìn thấy một bóng người, ông ta cứ thế mà ngồi ngả mình vào chiếc ghế lớn của đại sảnh. Bỗng nhiên có một người không biết từ đâu bước đến, chỉ tay vào hướng ông ta mà quát mắng rằng: "Nhà ngươi từ đâu đến, dám to gan ngồi lên ghế của Đại Vương!" tiến sỹ họ Lý khi đó sợ hãi bước ra.
Vị Đại Vương khoác lên mình bộ y phục màu tím tiến đến ngồi xuống hỏi ông ta: "Tại sao ngươi lại lén ăn cắp tiền của chính em rể ngươi?"
Tiến sĩ Lý vẫn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra, vị Đại Vương tiếp tục nói: " Ngươi bán ngựa cho em rể ngươi, một con ngựa với giá 3 vạn tệ, nhưng vốn dĩ con ngựa ấy chỉ đáng giá 2 vạn 7, như vậy có khác nào trộm cắp?"
Ngay sau đó, một vị mặc áo đỏ tiến đến để cầu xin cho tiến sĩ Lý, thưa với Đại Vương: "Người này vẫn chưa đến số, không đáng để ở lại đây, xin Đại Vương hãy cho anh ta cơ hội được đem tiền trả lại cho em rể".
Sau đó, ông ta quay sang chỗ tiến sĩ Lý nói: "Đại Vương cho ngươi mười năm ngày để trả lại tiền, đến lúc ấy nếu không trả lại ngươi sẽ bị trừng phạt".
Tiến sĩ họ Lý sau khi tỉnh dậy, cho rằng đó là giấc mơ hoang đường. Khoảng độ hơn mười ngày sau, có một vị tự xưng là một thợ mài gương giỏi bói toán đến Lý phủ, người nhà của tiến sĩ họ Lý xem xong đều thấy rất đúng và linh nghiệm liền thi nhau nói với ông ta.
Tiến sĩ họ Lý sau khi biết chuyện đã đích thân tìm đến chỗ thợ mài gương kia hỏi: "Ông là người từ đâu đến, muốn đến đây lừa gạt người nhà của ta có phải không?
Người mài gương phẫn nộ nói: "Nhà ngươi bán ngựa lừa tiền, Đại Vương đã ra lệnh cho ngươi trả lại tiền, hôm nay đã đến hạn mà ngươi vẫn chưa trả, đại Vương sắp đến bắt ngươi đi rồi, ngươi vẫn còn ở đó mà mắng ta sao!"
Ông ta nghe xong giật mình hốt hoảng, thì ra giấc mơ đó là thật, vội vàng bái lạy và hỏi người mài gương làm thế nào mà biết được chuyện này.
Người mài gương nói: "Lần trước vị mặc áo đỏ cứu ngươi chính là tổ tông đời trước nhà ngươi, ông ấy luôn lo lắng ngươi sẽ bị Đại Vương trừng trị nên đã phái ta đến báo tin.
Tiến sĩ họ Lý nói: "Nhưng em rể ta đã chết từ lâu, vậy ta biết hoàn lại tiền cho ai đây".
Người mài gương khuyên: "Ngươi có thể đem số tiền đó cho những người ăn xin nghèo khổ và nói đây là số tiền mà em rể đã qua đời của ngươi quyên tặng."
Tiến sĩ họ Lý nghe theo lời người bán gương đem trả hết số nợ, từ đó trở đi ông ta có thể ngủ ngon giấc, không còn mộng mị.
Dối người nhưng không thể dối lòng, có nợ ắt sẽ phải trả
Dưới thười nhà Thanh, có một người tên Đông Ngạc Lạc do phạm tội mà bị điều đến sống ở một khu vực thuộc quản lý của Urumqi, khu tự trị Tân Cương.
Có một hôm, Đông Ngạc Lạc đi từ chỗ mình sống đến thủ phủ Urumqi, để tránh trời nắng nóng nên ông ta đã lựa chọn đi vào ban đêm.
Trên đường đi, ông ta dừng chân ngồi nghỉ bên cạnh một cây cổ thụ lớn thì có người đến quỳ xuống hỏi.
Người đó tự xưng là Lưu Thanh, thuộc hạ của Trần Trúc Sơn, quản lý khu nhà trọ của người Ấn.
Đông Ngạc Lạc nói chuyện với anh ta một lúc lâu. Lúc ông ta chuẩn bị lên đường thì Lưu Thanh có nhờ chuyển lời tới người hầu tên là Hỷ Nhi, làm việc trong khu nhà trọ người Ấn của Trần Trúc Sơn ở Urumqi.
Thì ra là Hỷ Nhi nợ anh ta 300 tệ, mà Lưu Thanh thì đang lâm vào hoàn cảnh nghèo khó, hi vọng Hỷ Nhi sớm trả lại tiền cho mình.
Hôm đó, Trần Ngạc Lạc gặp được Hỷ Nhi liền đem những lời của Lưu Thanh nói lại với Hỷ Nhi. Hỷ Nhi nghe xong giật mình toát hết mồ hôi, mặt trắng bệnh.
Trần Ngạc Lạc thấy vậy ngạc nhiên không biết đã xảy ra chuyện gì. Lúc sau mới biết hóa ra Lưu Thanh đã chết từ rất lâu rồi.
Lưu Thanh vừa qua đời, Trần Trúc Sơn muốn cảm tạ Lưu Thanh trước đây làm việc chăm chỉ cẩn thận nên sau khi Lưu Thanh qua đời đã đưa cho Hỷ Nhỉ 300 tệ nhờ anh ta mua giấy tiền và rượu đến thăm mộ Lưu Thanh.
Nhưng Hỷ Nhi thấy Lưu Thanh không còn người thân nào, cho rằng chẳng ai biết đã âm thầm chiếm đoạt lấy số tiền đó, thật không ngờ linh hồn của Lưu Thanh lại về đòi nợ.
Trần Trúc Sơn vốn dĩ là người không tin vào nhân quả nhưng nghe xong chuyện này, ông ta có chút kinh ngạc và sợ hãi nói: "Chuyện này nhất định không thể là giả, những lời ủy thác của Lưu Thanh không ai biết mà có thể bịa chuyện.
Trước đây tôi từng nghĩ rằng làm chuyện ác sợ nhất là để người khác biết, chỉ cần người khác không biết là có thể giấu được suốt đời nhưng đến hôm nay tôi mới nhận ra rằng những người làm chuyện ác sẽ chẳng bao giờ có thể thanh thản. Người làm việc ác hay hại người khác, người ta có chết đi rồi cũng sẽ đeo bám không buông."
Lời bình
Chưa xét đến sự đeo bám của những người bị hại, những người làm việc ác chẳng phải ngày nào cũng phải trả giá cho tội lỗi của mình gây ra đó sao? Hình thức trả giá ở đây chính là sự lo lắng, bứt rứt, sống không được thanh thản, không thể kê cao gối mà ngủ một giấc thật sâu...
Từ bao đời nay, cha ông ta đã đúc kết rằng, ác giả ác báo, thiện hữu thiện báo. Người làm việc ác, không sớm thì muộn cũng sẽ phải nhận lại báo ứng, quả báo không phải không đến, chỉ là đến sớm hay muộn mà thôi.
Ngược lại, người làm việc thiện, không sớm thì muộn cũng sẽ nhận lại được sự báo đáp của người, của đời.
Người làm việc ác, họa có thể chưa đến nhưng phúc đã chẳng còn. Người làm việc thiện, phúc có thể chưa đến nhưng họa đã tránh xa.
Con người sống trên đời, hãy sống như một người quân tử, sống đẹp ở mọi lúc, mọi nơi, đừng bao giờ làm những chuyện mờ ám trái lương tâm để rồi phải sống trong những ngày dài dằn vặt.