Không nhiều lời
Cổ nhân dạy: Người nói nhiều chắc chắn sẽ xuất hiện sơ hở. Làm người đừng nói quá nhiều, lảm nhảm những chuyện vô ích, không đầu không cuốn. Một người dù có giỏi ăn nói tới đâu, nếu quá lộng ngôn, sẽ rất dễ thất thố, nói ra những điều vốn dĩ không nên nói.
Vậy mới nói, người điềm tĩnh dù nói không nhiều, nhưng mỗi câu nói ra đều đáng giá, có trọng lượng, khiến người nghe thán phục và tán đồng.
Không nhiều chuyện
Người càng ít chuyện, tâm tư càng trí. Người suốt ngày đi soi mói, bới móc chuyện thiên hạ rồi bàn tán sau lưng người ta, thực chất chỉ là kẻ đến sau, đáng bị coi thường nhất, chỉ giỏi mấy chuyện không đâu, người như vậy ắt không có tiền đồ.
Người càng thông tuệ luôn tập trung vào việc của mình, làm những điều có ích cho tương lai của bản thân. Họ quan niệm, phải chăm sóc tốt bản thân, mới có thể chăm sóc tốt cho người khác.
Không nhớ nhiều
Thánh nhân đãi kẻ khù khờ. Sống càng lãng những chuyện không vui, những lời chế giễu cợt của người khác, ân oán trong cuộc đời, công danh trong thế tục, quên hết thảy thế giới này, sẽ càng tự tại hạnh phúc. Nếu có thể nhớ kỹ việc cần nhớ, quên hết điều cần quên, mỗi ngày lại bắt đầu một ngày mới thì sẽ hạnh phúc và thanh thản biết bao nhiêu.
Vốn dĩ trên thế gian, đâu có thứ gì là thập toàn thập mỹ, không có khuyết điểm. Thế nhưng, ta lại không biết được rằng, không hoàn mỹ mới là một dạng đẹp đẽ. Viết chấp nhận, bao dung và buông bỏ, lòng sẽ nhẹ nhõm tự tại vô cùng.
Theo Xuân Quỳnh/Khoevadep