Khi đi trên đường phố, chúng ta sẽ bắt gặp thấy những người ăn xin đứng ở bên vỉa hè xin tiền. Thậm chí, có những người ăn xin sẽ đến từng nhà để xin tiền, xin đồ ăn. Một số người thấy người ăn xin liền đuổi đi, hoặc "đốt vía". Nhưng có người lại vui vẻ cho tiền hay đồ. Vậy người ăn xin đến là điềm xui vẻ hay điều may mắn?
Người ăn xin đến nhà nên xua đuổi hay vui mừng chào đón như điềm may?
Hầu như, những gia đình kinh doanh đều lập bàn thờ Thần Tài để mong được phù trợ, thu hút tài lộc. Nhưng, ít ai biết rằng, truyền thuyết về thần tài có thể là một người ăn xin ăn mày, một người hầu giúp việc.
Thần Tài xuất phát từ Trung Quốc. Có người cho rằng đó là ông Phạm Lãi, thời Việt Vương Câu Tiễn. Nhưng có nhiều người tin hơn về xuất xứ Thần Tài là một người ăn xin.
Thần Tài vốn là người cai quản tiền bạc trên thiên đình nhưng vì một lần say rượu mà rơi xuống trần gian. Trong quá trình đó, Thần Tài bị va đập vào đá nên quên mình là ai, và vì say mà bị ăn trộm quần áo. Do đó, Thần Tài lang thang nhân gian xin ăn.
Một nhà hàng bán heo quay gà vịt đang ế, thấy người ăn xin nên mời vào ăn. Người ăn xin đặc biệt lại thích ăn thịt quay và điều kỳ lạ khi ông vào quán ăn thì khách lại tấp nập kéo tới. Vì thế nên ngày nào chủ quán cũng mời người ăn xin này vào ăn, và cứ như thế anh chủ quán phát tài. Họ không biết rằng người ăn xin chính là Thần Tài.
Có truyền thuyết khác kể rằng một người kinh doanh trong một lần qua hồ được tặng một cô hầu gái. Từ ngày có cô giúp việc này công việc làm ăn thuận lợi. Nhưng trong một lần giận dữ anh ta đánh cô hầu gái khiến cô sợ hãi núp vào bãi rác. Sau đó cô hầu gái đi mất thì việc làm ăn của anh ta cũng sa sút.
Do đó sự tích về thần tài như vậy nên nhiều người tin rằng người ăn mày rách rưới ngang qua nhà mình có thể chính là hiện thân của Thần Tài ghé thăm, để xem cách đối đãi của gia chủ. Người đối đãi tốt sẽ được lộc, được Thần Tài trả ơn ban phép. Người xua đuổi ăn xin, ăn mày tức là xua đuổi Thần Tài của nhà mình đi.
Theo quan niệm dân gian, người ăn xin đến không nên xua đuổi, bởi họ có thể là hiện thân của Thần Tài ghé thăm.
Dân gian cũng lưu truyền niềm tin rằng những người ăn mày rách rưới, người bị điên có thể chính là "con trời", bị đày xuống nhân gian. Bởi thế dân gian thường mách nhau đối đãi tử tế với người nhà trời, thường xót thương cho ăn, khi chết thì lập miếu thờ và tin rằng họ rất thiêng, họ chính là vị thần trên trời. Trong dân gian nhiều nơi còn miếu, đền thờ những người ăn xin chết đường chết chợ, không có người thân.
Chính vì như thế nên rất nhiều người sẽ không đuổi vía những người ăn xin ăn mày mà sẽ cho họ đồ ăn hoặc tiền lẻ để báo đáp và để mong nhận được phúc báo. Theo quan điểm nhân sinh, những người cơ nhỡ khó khăn không phải cố tình ăn xin theo đường dây thì họ cũng là những người cần được giúp đỡ, và giúp đỡ họ chính là hành động tạo phước tốt lành nên sẽ gặp may mắn.
Bởi thế nếu buổi sáng mở mắt thấy người ăn xin ăn mày ngủ ở trước cửa hàng nhà bạn, thay vì đánh đuổi la mắng, đánh đập, hãy cư xử cho nhân văn hơn nhé. Biết đâu đó chính là Thần Tài canh cửa cho gia đình bạn cả đêm qua không bị trộm rình mò, biết đâu họ chính là Thần Tài "vi hành" để xem có nên phát tài phát lộc cho nhà bạn không.
*Thông tin có tính tham khảo, chiêm nghiệm.
Theo Thùy Dương/Thuơng Hiệu và Pháp Luật