"Tứ đại mỹ nhân" là cụm từ dùng để chỉ 4 người đẹp nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc gồm: Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Quý phi. Bên cạnh đó còn có danh sách "ngũ đại mỹ nhân" gồm 5 vị hoàng hậu nức tiếng với dung mạo đoan trang, tài trí hơn người.
Hoàng hậu của Minh Hi Tông - Trương Yên
Trung Hoa cổ đại có năm vị hoàng hậu được phong là “sắc hậu”, nức tiếng xinh đẹp trong dân gian (Ảnh minh họa)
Ý An Hoàng hậu Trương Yên, tự là Tổ Nga, danh là Bảo Châu, là mỹ nữ số một vượt qua "tám cửa", trong hơn 5 nghìn mỹ nữ của cuộc tuyển chọn toàn quốc năm Minh thiên khải nguyên, được lập làm hoàng hậu.
Sử sách ghi lại, Ý An hoàng hậu có dung mạo đoan trang, mặt như Bồ Tát, mắt như sóng nước hồ thu, miêng như hoa, mũi dọc dừa, rang đều tăm tắp. Không chỉ có dung nhan hơn người, hoàng hậu Ý An còn được ví như bậc "mẫu nghi thiên hạ".
(Ảnh minh họa)
Trước mặt Hy Tông Hoàng đế, bà không ít lần vạch mặt gian thần khiến bọn chúng vô cùng căm hận. Trước khi qua đời, Minh Tư Tông Chu Do Hiệu Hoàng đế đã sắc phong bà là Ý An hoàng hậu.
Hoàng hậu của Tùy Dượng Đế - Tiêu Thị
(Ảnh minh họa)
Nhờ tài sắc vẹn toàn, người phụ nữ này đã khiến tới 6 vị hoàng đế phải mê mẩn. Tiêu Hoàng hậu hay còn gọi là Dạng Mẫn Hoàng hậu xuất thân là công chúa của Lương Minh Đế, Hoàng đế nước Tây Lương. Sách xưa ghi chép lại, không chỉ sở hữu nhan sắc hơn người mà Tiêu thị còn rất thông minh. Chỉ vài năm sau, Tiêu thị đã trở thành một tiểu tuyệt thế giai nhân đa tài đa nghệ.
(Ảnh minh họa)
Trong lịch sử Trung Quốc, những người phụ nữ có khả năng thay đổi triều chính như hoàng hậu Tiêu Thị không nhiều.
60 năm gắn bó với 6 đời hoàng đế, bà qua đời vào năm 648 tại Trường An và được hợp táng với Tùy Dượng Đế. Năm 2013, các nhà khảo cổ đã tìm thấy khu lăng mộ của Tùy Dượng Đế, trong đó có một hài cốt phụ nữ cao khoảng 1m5, được cho là của Tiêu Hoàng hậu.
Hoàng hậu của hoàng đế Bắc Tề - Lý Tổ Nga
(Ảnh minh họa)
Lý Tổ Nga là con gái của Lý Hi Tông - một vị quan ngự sử của Bắc Tề. Chẳng những sở hữu vẻ đẹp "chim sa cá lặn" nổi tiếng nhất Bắc Tề, bà còn là một thiếu nữ đa tài, thông minh. Chính vì vậy mà Cao Hoan rất thích Lý Tổ Nga và hỏi cưới bà cho con trai Cao Dương.
Sau khi Cao Dương lên ngôi đã lập Lý Tổ Nga làm hoàng hậu. Văn Tuyên Đế nổi tiếng bạo ngược, điên loạn và thất thường, thường xuyên ngược đãi, giết hại các phi tần, nhưng luôn dành sự tôn trọng đối với Lý hoàng hậu.
(Ảnh minh họa)
Về nhan sắc của Lý Tổ Nga, trong Bắc Sử - Bắc Tề Thư từng ghi chép là "Nhan sắc tuyệt mỹ, thanh tao". Trong cuốn "Lão Hồ nói về các mỹ mhân mổi tiếng", Nga Hồ dật sĩ của nhà Thanh từng xếp bà ngang hàng với những mỹ nhân nổi tiếng của Trung Hoa như Tây Thi, Vương Chiêu Quân...
Hoàng hậu của Ngụy Văn đế - Chân Lạc
(Ảnh minh họa)
Chân Lạc (183 - 221), tên khác là Chân Mật, còn gọi là Chân Phu nhân, thụy hiệu là Văn Chiêu hoàng hậu, là phi tần của Nguỵ Văn đế Tào Phi, hoàng đế đầu tiên nhà Tào Ngụy.
Thời đấy, dân gian vẫn truyền tụng một câu: "Giang Nam hữu Nhị Kiều, Hà Bắc Chân Mật tiếu". Tức, Giang Nam có Tiểu Kiều và Đại Kiều thì Hà Bắc có nàng Chân Mật quốc sắc thiên hương, đẹp khuynh quốc khuynh thành.
(Ảnh minh họa)
Nàng Chân Mật sở hữu dung nhan rạng ngời, đôi lông mày như vẽ, đôi mắt trong như nước mùa thu, Tào Tháo nghe đồn đã lâu nên luôn khao khát chiếm được nàng.
Tào Tháo nhìn qua dáng vẻ của Chân Mật, cứ tấm tắc khen mãi: "Thực xứng là con dâu họ Tào". Tào Phi cũng ép Chân Mật lấy mình. Sau khi lấy Tào Phi, Chân Mật sinh hạ một trai, một gái. Người con trai tên là Tào Tuấn (tức Tào Duệ), sau này chính là người được Tào Phi chọn nối nghiệp hoàng đế.
Hoàng hậu Hạ Cơ
(Ảnh minh họa)
Hoàng hậu Hạ Cơ được miêu tả đẹp sắc nước hương trời, dánh hình mảnh mai như liễu, nhưng còn nổi tiếng hơn bởi câu chuyên 3 lần làm Vương hậu, 7 lần làm Phu nhân.
(Ảnh minh họa)
Tương truyền Hạ Cơ am hiểu thuật “lấy dương bổ âm” nên dù đã ngoại tứ tuần vẫn đẹp như thiếu nữ, khiến các bậc đế quân nghiêng ngả.
Theo Hạ Tú/Bảo Vệ Công Lý