Đàn ông Trung Quốc thời xưa có thể có nhiều thê thiếp, đó có thể là một cô gái xa lạ, một hầu gái hay thậm chí có thể chuộc họ từ nhà chứa. Những thê thiếp này không cần phải tài giỏi, đức hạnh, chỉ cần họ ưa nhìn.
(Ảnh minh họa)
Các thê thiếp bình thường không có nhiều bạn bè, trong cuộc sống ngoài nói chuyện xã giao với chồng thì chỉ có mấy cô bạn cũng là thê thiếp ở trong nhà. Thê thiếp trong xã hội xưa cấp bậc tương đối thấp, chỉ cao hơn một chút so với nha hoàn, giúp việc trong nhà mà thôi.
(Ảnh minh họa)
Họ kết hôn vì sắc đẹp của họ có thể thỏa mãn dục vọng ích kỷ của đàn ông, thứ hai là để sinh con cho đàn ông. Thời cổ đại Trung Quốc, đàn ông rất coi trọng sự thịnh vượng của gia đình. Đối với người giàu có, đương nhiên càng đông con càng tốt. Con cái của chính thất bình thường đều được sủng ái, còn con thê thiếp thì không mấy được coi trọng. Ngoại trừ việc sinh con ra, thê thiếp còn có hai chức năng khác khiến người ta vô cùng xấu hổ.
Đầu tiên là giữ ấm
(Ảnh minh họa)
Chúng ta biết rằng vào mùa đông, khi trời lạnh giá, mọi người cần quan tâm đến việc giữ ấm. Chúng ta có máy sưởi ở thời hiện đại, vậy những người giàu có ở thời cổ đại đã sưởi ấm như thế nào?
Nếu bạn đã xem những bộ phim truyền hình cổ trang, bạn có thể hiểu được phần nào. Người đàn ông trong lúc nghỉ ngơi sẽ yêu cầu hai người vợ lẽ lên giường để dùng cơ thể sưởi ấm cho mình. Đôi chân, đôi tay lạnh cóng của người chồng sẽ đặt trực tiếp lên người thê thiếp, dù lạnh nhưng không ai dám phản kháng, đặc biệt nếu cử động mạnh làm chồng mình thức giấc thì sẽ bị trừng phạt rất nghiêm khắc.
(Ảnh minh họa)
Hãy tưởng tượng nếu ai đó đặt một bàn tay lạnh giá lên cơ thể và cổ của bạn vào mùa đông, bạn có chịu được không? Ấy vậy mà các thê thiếp thời xưa phải chịu đựng điều đó.
Thứ hai là “món hàng” trao đổi
Chúng ta biết rằng địa vị của thê thiếp thời cổ đại là thấp, vậy nó thấp đến mức nào?
(Ảnh minh họa)
Thời xưa có một quan niệm như vậy, phụ nữ phải theo cha trước, sau khi lấy chồng mới theo chồng. Mặc dù sinh con nhưng chồng cho phép thì mới được sống cùng con, không thì có tư cách gì cả, thậm chí sẽ bị đem ra làm “món hàng” để trao đổi lấy một lợi ích nào đó. Đặc biệt là đối với những phụ nữ làm vợ lẽ, có con rồi mà có khi vẫn phải trải qua một lần “đổi chủ” như vậy, ngay cả nhân phẩm cũng không còn.
Thời xưa, việc tự ý “trao đổi” thê thiếp có thể bình thường như việc tặng “quần áo” của những người đàn ông cho nhau. Đối với người phụ nữ dưới hệ tư tưởng phong kiến, kiểu hành xử chà đạp nhân cách này khiến họ phải chịu tủi nhục.
Theo Nguyễn Giang/Bảo Vệ Công Lý