Ngày Vía Thần tài là gì?
Ngày Vía Thần tài là ngày người dân chọn ra nhằm mục đích cúng vị Thần Tài để được phù hộ độ trì, đồng hành cùng gia chủ trên con đường thăng tiến, hướng đến thành công như ý. Tục thờ Thần Tài xuất xứ từ Trung Quốc, đến đầu khoảng thế kỷ 20 đã du nhập về Việt Nam. Xoay quanh nét đẹp tín ngưỡng ngày là những câu chuyện liên quan khá thú vị.
Ngày Vía Thần tài là ngày nào?
|
Ảnh minh họa. |
Ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng được chọn làm ngày Thần Tài. Song, ngày quan trọng nhất vẫn là ngày 10 tháng Giêng, gia chủ làm ăn kinh doanh chú tâm chuẩn bị cho lễ cúng đủ đầy để Thần Tài gõ cửa.
Ngày vía thần Tài 2019 – năm Kỷ Hợi sẽ rơi vào thứ 5, ngày 14 tháng 2 năm 2019 (Dương lịch)
Ý nghĩa ngày Vía Thần tài
Thông qua sự tích về Thần Tài thì ngày vía Thần Tài là ngày gia chủ cảm ơn Thần Tài đã phù hộ suốt cả năm qua, hơn hết còn trở thành thời điểm đổi vía, mong ước về một năm làm ăn thành công, sung túc.
Vậy ngày Vía Thần tài cúng gì? Dưới đây là những đồ lễ bạn cần chuẩn bị
- Tượng ông Thần Tài: Bạn có thể mua tượng Thần Tài ở ngoài cửa hàng, bao bọc cẩn thận và đưa về nhà của mình, nên đặt tượng ông Thần Tài ở bên trái, Ông Địa ở bên phải.
- Chuẩn bị một bát hương đặt ở giữa bàn thờ. - Các loại trái cây (Tối thiểu 5 loại):
- Cây nhang (5 nén hương)
- Chum rượu nhỏ (5 chum)
- 1 chén nước
- Đèn cầy (2 đèn)
- Điếu thuốc: Thông thường người dân thường để cả bao thuốc và có 2 điếu thuốc thò đầu ra
- Gạo 1 đĩa
- Muối hột 1 đĩa
- Vàng bạc: tùy vào lòng thành
- Hoa (Có thể là hoa cúc)
- Bộ tam sên đều đã luộc gồm: một miếng thịt ba rọi, một hột vịt, một con tôm hoặc cua.
Lưu ý khi chuẩn bị đồ lễ cúng ngày vía thần tài
- Nên chuẩn bị đồ lễ đơn giản, gọn gàng, hoa quả cần tươi, nước phải sạch.
- Gạo muối sau khi cúng xong, bạn sẽ bỏ vào trong lọ và để ở trong nhà, không nên đổ đi.
- Không nên để các con vật trong nhà quấy phá bàn thờ Thần Tài.
- Nên lau chùi bàn thờ Thần Tài thường xuyên bằng nước hoa bưởi.
- Nên thay luôn hoa quả khi héo.
Bài khấn ngày vía thần tài
Dưới đây là bài văn khấn vía thần tài cổ truyền Việt Nam - do NXB Văn hóa Thông tin phát hành.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Con kính lạy Thần tài vị tiền.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là………………………………………
Ngụ tại………………………………………………
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Như vậy chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi ngày vía thần tài cúng những gì rồi chứ, lễ cúng Thần Tài phải được chăm chút thì mới có hiệu quả tốt, vì vậy, bạn đừng bỏ qua những gợi ý trên để giúp bạn có thể đạt được những mong ước tài lộc của mình trong năm mới.
Thông tin chỉ mang tính tham khảo!
Theo Mai Mai/Khỏe & Đẹp