Ngày Nguyệt Kỵ là gì?
Theo quan niệm từ thời xưa, từ dân gian truyền lại, ngoài chọn ngày lành tháng tốt để thực hiện đại sự. Người ta còn tránh những ngày xấu như ngày Dương công kỵ nhật, ngày Tam Nương,...
Bởi những ngày được cho là xấu do âm dương xung khắc, không có sự hài hoà về thiên can địa chi và ngũ hành. Do âm dương không thuận nên sinh khí cũng không lành nên người ta tránh những ngày này để thực hiện những sự kiện quan trọng.
Chẳng hạn như cưới xin, động thổ, làm nhà,... Trong đó, ngày Nguyệt Kỵ cũng là những ngày theo quan niệm dân gian là cần tránh.
Ngày Nguyệt Kỵ trong tháng
Theo quan niệm của người xưa, một năm có mười hai tháng. Mỗi tháng có 3 ngày được coi là ngày Nguyệt Kỵ. Đó là các ngày mùng 5, ngày 14 và ngày 23 (đều tính Âm lịch).
Nguồn gốc của ngày Nguyệt Kỵ
Ông bà xưa có câu: "Mồng năm, mười bốn, hai ba/ Đi chơi còn thiệt, nữa là đi buôn". Hay như câu "Mồng năm, mười bốn, hai ba/ Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì".
Người xưa quan niệm "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Bởi vậy, những câu truyền miệng trên đều mang ý nghĩa nhất định. Đó là kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều việc, nhiều đời cho người thế hệ sau.
Lý giải ngày Nguyệt kỵ theo dân gian
Theo thuật số Trung Quốc, ngày Nguyệt Kỵ được tính theo Hà đồ. Hà đồ thể hiện quy luật biến hóa của âm dương. Trong Hà đồ có số 5 ở vị trí Trung cung và số 9 ở vị trí cửu cung.
Trong Hà đồ, nếu lấy 5 cộng với 9 được 14. Tiếp đó lấy 14 cộng 9 được 23. Sau cùng lấy 23 nhập vào Trung cung. Tổng của ba lần nhập ấy đều bằng 5.
Có thể hiểu theo cách đơn giản như vậy mà mỗi tháng luôn có 3 ngày khi cộng vào tổng bằng 5. Ngày 14 (1+4), ngày 23 (2+3) và ngày 5 (5+0).
Theo quan niệm dân gian, người ta gọi đây là ngày nửa đời nửa đoạn, giữa đường đứt gánh. Nên đi đâu, làm gì cũng vất vả, khó khăn, mất nhiều công sức và tiền bạc.
Ngoài ra, vào những ngày này, người ta cũng gọi là ngày "con nước". Vào các ngày trên, triều cường xuất hiện. Điều này dễ sinh ra những dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm cho thuyền bè.
Trên cơ sở đó, người ta cũng tránh ra khơi và những ngày này. Đồng thời, không khởi đại sự vào ngày xấu như vậy.
Lý giải ngày Nguyệt kỵ theo khoa học
Theo góc nhìn khoa học, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất theo hướng ngược với chiều quay Trái Đất và hoàn thành một chu kỳ quỹ đạo khi so sánh với các ngôi sao cố định trong khoảng 28 ngày. Cứ khoảng hơn 2 ngày thì Mặt Trăng quay và dịch chuyển mới.
Khi đó, các dòng năng lượng dao động bị ảnh hưởng tới sự sống trên Trái Đất. Có thể nói rằng, những ngày này, con người dễ bị ảnh hưởng bởi lực tác động đó. Không chỉ sức khoẻ mà tinh thần của con người cũng dễ xảy ra những xáo trộn. Những ngày này được gọi là ngày Nguyệt Kỵ.
Khi Mặt Trăng dịch chuyển, năng lượng bị dao động. Nếu thời tiết tốt có thể giúp cơ thể khoẻ mạnh, tinh thần hưng phấn làm việc, các quyết định đều sáng suốt. Nhưng nếu "trái gió trở trời", con người dễ bị uể oải, mệt mỏi, cáu gắt hoặc gặp việc không suôn sẻ.
Ngày Nguyệt Kỵ kiêng gì?
Không nên khởi sự việc lớn
Vào ngày Nguyệt Kỵ, không nên tiến hành những việc mang tính chất trọng đại như cưới hỏi, động thổ, xây nhà, xuất hành xa hoặc ra khơi,... Khi tiến hành đại sự trong những ngày dòng khí mất cân bằng, dễ gặp nhiều khó khăn, mọi việc không như ý.
Đặc biệt với những người đi thuyền, con nước lên thì càng cần cân nhắc kỹ lưỡng các việc ra khơi, du lịch bằng tàu bè.
Thận trọng khi du lịch vùng sông nước, biển lớn và các hoạt động đường thủy.
Như các thông tin đã đưa, ngày Nguyệt Kỵ là ngày "con nước lên". Hoạt động của thuỷ triều có nhiều diễn biến khó lường. Bởi vậy, các hoạt động đường thuỷ, du lịch hoặc đánh cá cần được suy tính cẩn trọng và đưa ra các biện pháp an toàn.
Ngày Nguyệt Kỵ hoá giải như thế nào?
Mặc dù hiện nay, nhiều người không quá coi trọng tính chất của ngày Nguyệt Kỵ và vẫn quyết định các việc trọng đại. Chẳng hạn, xây nhà, động thổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Cưới hỏi cũng vậy.
Tuy nhiên, không chỉ là quan niệm dân gian mà dưới góc nhìn khoa học, vào những ngày Nguyệt Kỵ, thời tiết đều ảnh hưởng đến các quyết định của con người.
Bởi vậy, tốt nhất là nên tránh khởi sự việc trọng đại vào các ngày Nguyệt Kỵ. Nếu bắt buộc vẫn phải thực hiện thì cần quan sát thời điểm và chọn khung giờ tốt với người thực hiện để tiến hành. Qua đó, có thể giảm dữ tìm lành, mọi việc được thuận lợi hơn.
Theo Pháp luật và Bạn đọc