Hoàng đế Càn Long nổi tiếng là người thông minh, tài giỏi, nhưng cũng không kém phần phong lưu, đa tình. 11 phi tần của ông được xếp vào hàng tuyệt sắc giai nhân, hiếm ai bì kịp.Khi Càn Long tại vị, một vị quan là Lang Thế Ninh khi vào cung từng thấy cảnh vua cùng các phi tần vui đùa. Càn Long liền hỏi ông: “Khanh thấy trong các nàng ai là đẹp nhất?”. Lang Thế Ninh đỏ mặt trả lời: “Phi tần của Hoàng thượng vị nào cũng đẹp.” Sau đó, Lang Thế Ninh phụng mệnh vua vẽ lại bức họa của 11 vị phi tần, đặt tên là “Tâm viết trì bình”. Càn Long sau khi xem qua các bức họa 3 lần đã cho người cất vào hộp kín, ra lệnh ai dám lén xem sẽ bị lăng trì xử tử.
Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao Thị: Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao Thị là con gái của Đại học sỹ Cao Bân. Cha bà vốn là một “bao y” – người hầu phục vụ trong gia đình quý tộc Mãn Châu, sau này được nhập tịch vào Mãn tộc. Ngày 26/1 năm Càn Long thứ mười hai (1745), bà được truy phong là “Hoàng Quý phi”, thụy hiệu “Tuệ Hiền”.
Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô thị: Thuần phi, sau này là Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô thị, còn gọi là Tô Giai thị. Bà là con gái của Tô Triệu Nam. Tháng 11 năm Càn Long thứ 10, Thuần phi được tấn phong làm Quý phi. Vào tháng tư năm Càn Long thứ hai mươi lăm, bà tiếp tục được phong làm Hoàng Quý phi. Cũng trong năm đó, Thuần Huệ Hoàng Quý phi qua đời, hưởng thọ 48 tuổi.
Thục Gia Hoàng Quý phi Kim thị: Gia phi – tức Thục Gia Hoàng Quý phi Kim thị. Khi mới vào cung, Kim thị được phong làm Quý nhân. Tháng 12 năm Càn Long thứ 2 (1737) bà được phong là “Gia tần”. Năm Càn Long thứ tư, Kim thị hạ sinh tứ Hoàng tử Vĩnh Thành. Sau đó, vào tháng năm Càn Long thứ sáu, bà được tấn phong làm “Gia phi”. Bức họa chân dung của bà cũng được vẽ vào thời điểm tấn phong này. Vào năm Càn Long thứ 13 (1748), bà được tấn phong làm “Gia Quý phi”. Sau đó vào năm Càn Long thứ mười bảy (1751), bà sinh hạ Thập nhất Hoàng tử.
Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu Ngụy thị: Lệnh phi – tức Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu Ngụy thị là con gái của Nội quản Ngụy Thanh Thái. Tháng 4 năm Càn Long thứ 14 (1749), bà được tấn phong là “Lệnh phi”. Bức chân dung của bà cũng được vẽ vào thời điểm này. Tiếp đó vào năm Càn Long thứ 30, Ngụy thị lại được tấn phong làm “Hoàng Quý phi”. Hoàng Quý phi Ngụy thị sinh được sáu người con. Hoàng tử Ngung Diễm (Hoàng đế Gia Khánh) là một trong số đó. Tháng 9 năm Càn Long thứ 60, Ngung Diễm được sắc phong làm Hoàng thái tử. Tháng mười năm đó, Lệnh Ý Hoàng Quý phi Ngụy thị được truy phong là Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu.
Khánh Cung Hoàng Quý phi Lục thị: “Khánh tần” tức Hoàng Quý phi Lục thị, là con gái của Lục Sỹ Long. Bà sinh vào ngày 24 tháng 6 năm Ung Chính thứ 2 (1724). Năm Càn Long thứ 5, Lục thị nhập cung, được phong làm Quý nhân. Tháng 6 năm Càn Long thứ 16 (1740) được phong “Khánh tần”. Bức họa chân dung của bà được vẽ vào thời điểm này. Năm Càn Long thứ 24 (1759), Lục thị được tấn phong làm “Khánh phi”. Bà được phong làm “Khánh Quý phi” vào năm Càn Long thứ ba mươi ba. Năm Càn Long thứ 39 ( 1774 ), bà qua đời, thọ 51 tuổi, không có con cái. Bà là dưỡng mẫu của Thanh Nhân Tông Gia Khánh đế, được ông đánh giá là người mẹ “dưỡng dục chu toàn”, “hiền hậu như mẹ đẻ”. Khi bà mất, tang lễ được tổ chức vô cùng long trọng, được truy phong làm “Khánh Cung Hoàng Quý phi”.
Thư phi Diệp Hách Lạp thị: Thư phi Diệp Hách Lạp thị là người tộc Mãn Châu, con gái của Thị lang Nạp La Vĩnh Thụy. Năm Càn Long thứ 16, bà sinh Thập hoàng tử. Bà qua đời vào năm Càn Long thứ bốn mươi hai, hưởng thọ 50 tuổi.
Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu Phú Sát Thị: Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu (1712 – 1748), là Hoàng hậu đầu tiên và cũng là người vợ được Hoàng đế Càn Long sủng ái nhất. Vua Càn Long và hoàng hậu Hiếu Hiền Thuần đã có 22 năm sống bên nhau, tình cảm vợ chồng vô cùng ngọt ngào, đằm thắm. Tuy nhiên, vốn là một ông vua phong lưu nên dù có người vợ tào khang xinh đẹp, hết lòng chăm sóc vua, vây quanh biết bao mỹ nhân... song thỉnh thoảng vua Càn Long vẫn ra ngoài Tử Cấm Thành, tìm kiếm những giai nhân, ca kĩ để "đổi gió". Và cũng chính tính trăng hoa này mà Hoàng đế Càn Long đã phụ tình Hoàng hậu Hiến Hiền Thuần khiến bà chết một cách đau buồn, u uất.
Dĩnh Quý phi Ba Lâm thị: Dĩnh Quý phi Ba Lâm thị sinh năm 1731, mất năm 1800. Bà là người Mông Cổ chính gốc, là con gái của Đô đốc Nạp Thân. Lâm thị nhập cung khi Càn Long mới lên ngôi, được sắc phong là “Dĩnh tần” vào năm Càn Long thứ 16 (1751). Năm Càn Long thứ hai mươi bốn (1759), bà được tấn phong là “Dĩnh phi”. Vào năm Gia Khánh 13 (1798), Thái thượng hoàng Càn Long ra chiếu chỉ: “Dĩnh phi tại vị lâu năm, lại quá tuổi thất tuần, nên tấn phong làm Quý phi”. Sau này, Gia Khánh hoàng đế tôn bà là “Dĩnh Quý thái phi”, ở tại Khang Cung. Năm Gia Khánh thứ 5, em trai của Hoàng đế Gia Khánh là Ái Tân Giác La Vĩnh Lân một mình tổ chức thọ thần cho Dĩnh Quý phi. Vì không có con cái, lại một mình đơn độc trong thâm cung đã lâu, Lâm thị rất vui. Tuy nhiên Hoàng đế nổi giận, gọi em trai tới trách mắng vì hành vi tự tung tự tác. Chính vì điều này, mà thọ thần bảy mươi của Dĩnh Quý phi cũng trở nên nặng nề. Hai mươi ngày sau đó, Dĩnh Quý phi qua đời, được an táng tại phi viên tâm trong Dụ Lăng.
Hân Quý phi Đới Giai thị: Hân tần – tức Hân Quý phi Đới Giai thị - là con gái của Tổng đốc Tô Đồ, người gốc Mãn Châu. Vào năm Càn Long thứ mười tám (1754) Đái Giai thị nhập cung. Đến năm Càn Long thứ 19, bà được tấn phong làm “Hãn tần”. Bức chân dung của bà cũng được vẽ vào thời điểm này.Vào năm Càn Long thứ hai mươi tám (1763) bà được tấn phong làm “Hãn phi”. Vào tháng 11 cùng năm này, bà qua đời. Tang lễ của bà được tổ chức theo nghi lễ dành cho Quý phi.
Thuận phi Hữu Nộ Lộc thị: Bà sinh vào năm Càn Long thứ 14. Đến năm Càn Long thứ 31, Hữu Nỗ Lộc thị nhập cung, được phong làm Quý nhân. Khi đó bà mới 18 tuổi, kém Càn Long 38 tuổi. Năm Càn Long thứ 53, Thuận phi bị giáng xuống làm Thuận Quý nhân. Cùng năm đó, Thuận Quý nhân qua đời, hưởng thọ 41 tuổi.
Đôn phi Uông thị: Đôn phi Uông thị là người Mãn Châu, con gái của Đô thống Tứ Cách. Bà sinh vào năm Càn Long thứ 11 (1746). Ngày 18/10 năm Càn Long thứ 28 (1763), Uông thị nhập cung, được phong là “Vĩnh thường tại”. Khi đó bà mới 17 tuổi, còn Hoàng đế đã 52 tuổi. Năm Càn Long thứ ba mươi sáu (1771), bà được tấn phong là “Vĩnh Quý nhân”, sau đó là “Vĩnh tần”. Ba năm sau, bà được tấn phong là “Đôn phi”. Bức họa chân dung của bà cũng được vẽ vào thời điểm này.
Theo Khỏe & Đẹp