Lưu Bị gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, vốn là hậu nhân của Tĩnh Vương Trung Sơn Lưu Thắng, nhưng gia thế sa sút nên chỉ có thể kiếm sống bằng nghề bán chiếu rơm.
Về sau, Lưu Bị kết nghĩa huynh đệ với Quan Vũ và Trương Phi - hai danh tướng bậc nhất Tam Quốc. Kế tiếp, Lưu Bị tiếp tục thu phục những nhân vật kiệt xuất về dưới trướng: Gia Cát Lượng, Thường thắng tướng quân Triệu Vân, còn có Mã Siêu, Ngụy Diên, Hoàng Trung…
Tài trí mưu lược, khả năng nhìn người của Gia Cát Lượng, cộng với sức mạnh siêu phàm của các danh tướng như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu… Với lực lượng này, Lưu Bị gần như bá chủ thiên hạ. Có người cần người, có tiền có tiền, có hậu phương vững chắc, cộng thêm danh nghĩa khôi phục thiên hạ cho nhà Hán, danh chính ngôn thuận, thiên thời địa lợi đều có.
Năm Kiến An năm thứ 24 (tức năm 219), Lưu Bị xưng là Hán Trung Vương, lúc đó làm chủ ba địa bàn, bao gồm Ích Châu, Kinh Châu, Hán Trung, đặc biệt là Hán Trung và Kinh Châu chiếm giữ vị trí chiến lược rất quan trọng. Lưu Bị dự định tĩnh dưỡng mấy năm rồi mới đem quân thống nhất Trung Nguyên.
Nhưng vào lúc này, Kinh Châu đã xảy ra chuyện. Tiền tướng quân Quan Vũ không nhận được mệnh lệnh, bất chấp sự uy hiếp từ Đông Ngô, đã tự ý cử quân tấn công Ngụy. Cuối cùng bị Lữ Mông của Đông Ngô dẫn quân tấn công Kinh Châu, mà bản thân Quan Vũ đã bị danh tướng nước Ngụy, Từ Hoảng, đánh bại và bỏ mạng.
Nhiều người yêu thích lịch sử thời Tam Quốc đã đưa ra câu hỏi: Nếu Quan Vũ còn sống, Kinh Châu vẹn nguyên, Gia Cát Lượng ra sức hiến thêm nhiều kế hay, liệu Lưu Bị có thể xưng bá thiên hạ hay không?
Lịch sử không thể lặp lại, cũng không thể nói bừa, nhưng chúng ta có thể thảo luận và đưa ra quan điểm.
1. Tướng quân:
Thục quốc được đánh giá là mạnh nhất trong Tam Quốc lúc bấy giờ, vì tướng quân dưới trướng đều lẫy lừng thiên hạ: Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi, Mã Siêu và Ngụy Diên. Tất cả đều là những võ sĩ thượng thừa.
Sau khi Lữ Bố qua đời, thật ra không có một tướng Đông Ngô và Ngụy nào có thể đánh bại những danh tướng nhà Thục.
Dân gian có bài thơ chứng minh điều đó: "Nhất Lữ nhị Triệu tam Điển Vi, tứ Quan ngũ Mã lục Trương Phi, thất Hoàng bát Hạ cửu Khương Duy".
Lữ Bố được công nhận là số một, nhưng đã bị Tào Tháo giết chết. Xếp thứ hai là Triệu Vân. Lưu Bị đã sở hữu 6 danh tướng trong bảng xếp hạng này. Trong khi đó, nhà Ngụy chỉ có một, Đông Ngô còn không có vị nào.
2. Trí tuệ mưu lược:
Ở phương diện quân sư, Thục quốc mặc dù không có ưu thế tuyệt đối, nhưng ít nhất cũng hơn đối thủ.
Nhắc đến thần toán thông tuệ thời Tam Quốc, không thể không có Gia Cát Lượng, cộng thêm văn võ song toàn Khương Duy. Phía Tào Ngụy chỉ có thể nhờ vào bản thân Tào Tháo và Tư Mã Ý. Nhưng tài năng của hai người này đương nhiên không thể so sánh được với Gia Cát Lượng. Nếu không, khi Lưu Bị chiếm được Hán Trung, Tào Tháo và Tư Mã Ý không thể cản được quân của Lưu Bị, phải biết rằng Gia Cát Lượng lúc đó đang "đứng trước canh cửa thành".
Còn Đông Ngô thì sao? Ngay cả Chu Du tài trí nhất nước này cũng không thể lợi hại bằng Gia Cát Lượng, chứ đừng nói đến Lữ Mông hay Lục Tốn. Phải nói, về tài bày binh bố trận, dùng người dùng thời, Gia Cát Lượng hoàn toàn giúp Thục quốc chiếm thế thượng phong.
Hai điểm trên là ưu thế của Lưu Bị để "nghiền nát" Tào Ngụy và Đông Ngô. Lưu Bị hoàn toàn có thể đưa quân về phía Đông và thống trị thiên hạ.
Nhiều chuyên gia lịch sử còn đưa ra đường lối tiến quân như sau:
1. Dẫn quân từ Kinh Châu, người cầm đầu là quân sư Gia Cát Lượng, các tướng Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi, Mã Siêu đều được. Ngụy Diên ở lại Hán Trung đề phòng Tào Ngụy phản công Thục Hán. Vì sao Ngụy Diên ở lại Hán Trung? Vì Ngụy Diên 10 năm làm thứ sử Hán Trung, Tào Ngụy không làm được gì nên Lưu Bị đương nhiên yên tâm giao địa bàn này cho vị tướng quân này.
Các tướng lĩnh khác có thể theo Lưu Bị điều binh từ Kinh Châu, một đường Bắc tiến đánh Tào Ngụy, sau đó đi đường vòng chiến lược, thừa cơ tiến xuống phía Nam san bằng Đông Ngô, từ đó thống nhất thiên hạ.
2. Có người có thể hỏi, nếu như phái quân từ Kinh Châu, Đông Ngô đương nhiên sẽ dẫn quân đánh Thục sau lưng. Kỳ thực chuyện này cũng không cần lo lắng, bởi vì quân sư lần này chính là Gia Cát Lượng, người thông minh tự nhiên biết suy nghĩ thấu đáo, chỉ cần phái một người ở lại thủ thành, chẳng hạn như Mã Lương. Kinh Châu dễ thủ khó công, Mã Lương cũng không phải tầm thường, Đông Ngô không thể dễ dàng tấn công.
Tiếc thay, Quan Vũ đã bại trận bỏ mạng, tam đệ Trương Phi thề báo thù cũng bị tiểu nhân ám sát.
Mọi cớ sự này đều xuất phát từ một sự kiện, chính là Quan Vũ chết dưới tay Tào Ngụy, từ đó làm cháy lên ngòi nổ giận dữ khinh suất của Lưu Bị, sâu xa hơn nữa là dẫn đến sự thất bại của cả Thục Hán.
Theo PV/ Thể thao và Văn hóa