Tác giả người Pháp Léopold Cadière viết về mảnh đất xứ Huế qua hai cuốn sách đặc sắc Nghệ thuật Huế (NXB Thế Giới liên kết Nhã Nam phát hành) và Nghệ thuật và nghệ nhân vùng kinh thành Huế (Nhà xuất bản Hà Nội liên kết Thái Hà Books). Trong khi đó, nhiều năm sinh sống tại TP.HCM đã khiến tác giả Park Ji Hon (doanh nhân người Hàn Quốc) viết ký sự Park tiên sinh sống giữa Sài Gòn.
Chọn mảnh đất Sài thành làm nơi định cư suốt một thập kỷ qua, nhiếp ảnh gia người Pháp Alexandre Garel cũng ghi lại cảnh đẹp kiến trúc và nét độc đáo trong văn hóa Việt Nam qua hai cuốn sách do Nhà xuất bản Thế Giới phát hành, gồm: Southern Vietnamese Modernist Architecture (tạm dịch: Kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam) và Saigon: Portrait of city (tạm dịch: Sài Gòn: Chân dung một đô thị).
Tình yêu TP.HCM qua ngòi bút của hai tác giả Hàn Quốc và Pháp
Park Ji Hoon - doanh nhân, kiến trúc sư và họa sĩ minh họa - bắt đầu làm việc tại TP.HCM từ năm 2007. Ông phụ trách một chuyên mục trong tạp chí Xin chào Việt Nam dành cho kiều bào người Hàn và cũng là tác giả cuốn sách Mong Seonsaengui Seogong japgi (xuất bản tại Hàn Quốc) viết về trải nghiệm khi sống 10 năm tại mảnh đất xứ Nam này.
Léopold Cadière ghi chép những nét đặc sắc về Huế. Trong khi đó, Alexandre Garel và Park Ji Hoon chọn cách thức biểu đạt khác nhau để tái hiện cuộc sống của người dân TP.HCM.
Tác giả người Pháp Léopold Cadière viết về mảnh đất xứ Huế qua hai cuốn sách đặc sắc Nghệ thuật Huế (NXB Thế Giới liên kết Nhã Nam phát hành) và Nghệ thuật và nghệ nhân vùng kinh thành Huế (Nhà xuất bản Hà Nội liên kết Thái Hà Books). Trong khi đó, nhiều năm sinh sống tại TP.HCM đã khiến tác giả Park Ji Hon (doanh nhân người Hàn Quốc) viết ký sự Park tiên sinh sống giữa Sài Gòn.
Chọn mảnh đất Sài thành làm nơi định cư suốt một thập kỷ qua, nhiếp ảnh gia người Pháp Alexandre Garel cũng ghi lại cảnh đẹp kiến trúc và nét độc đáo trong văn hóa Việt qua hai cuốn sách do Nhà xuất bản Thế Giới phát hành, gồm: Southern Vietnamese Modernist Architecture (tạm dịch: Kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam) và Saigon: Portrait of city (tạm dịch: Sài Gòn: Chân dung một đô thị).
Sách Park tiên sinh sống giữa Sài Gòn. Ảnh: NXB Trẻ.
Tình yêu TP.HCM qua ngòi bút của hai tác giả Hàn Quốc và Pháp
Park Ji Hoon - doanh nhân, kiến trúc sư và họa sĩ minh họa - bắt đầu làm việc tại TP.HCM từ năm 2007. Ông phụ trách một chuyên mục trong tạp chí Xin chào Việt Nam dành cho kiều bào người Hàn và cũng là tác giả cuốn sách Mong Seonsaengui Seogong japgi (xuất bản tại Hàn Quốc) viết về trải nghiệm khi sống 10 năm tại mảnh đất xứ Nam này.
Park tiên sinh sống giữa Sài Gòn ra mắt bạn đọc Việt hồi tháng 9, ghi lại những ấn tượng, cảm nhận của ông đối với TP.HCM. Trong sách, hình ảnh người Việt được chuyển tải qua giọng văn dí dỏm, đi kèm hình ảnh minh họa hóm hỉnh.
Cuốn sách gồm 4 phần mục: Sài Gòn, bước vào một thành phố xa lạ; Sài Gòn, đi giữa dòng người; Sài Gòn, một thế giới giống mà lại khác; Sài Gòn, kiến thức để cùng chung sống.
Cuốn tự truyện giúp độc giả Việt Nam nhìn nhận lại bản thân khi đang sống giữa lòng một thành phố đa văn hóa như TP.HCM.
Bằng tâm thế của người lần đầu bước vào một thành phố xa lạ, học cách quan sát và ghi nhận những điều xảy ra xung quanh, tác giả chia sẻ nơi đây có những con đường đầy tiếng còi xe đặc trưng, tà áo dài tô điểm cho đường phố, thói quen bản địa, phong cách làm việc và cả tâm thế nhiệt thành khi hợp tác với người đến từ nền văn hóa khác.
Qua sách, ông mong muốn giúp những người Hàn Quốc có thể hiểu Việt Nam một cách sâu sắc hơn.
Viết về Sài Gòn xưa, TP.HCM nay, doanh nhân người Hàn Quốc ghi chép cuộc sống mà ông chứng kiến được qua thể loại tự truyện. Trong khi đó, nhiếp ảnh gia người Pháp Alexandre Garel lại chọn cách biểu đạt bằng hình ảnh do anh tự chụp qua nhiều cuốn sách ảnh.
Bìa cuốn sách ảnh song ngữ Saigon: Portrait of city (tạm dịch: Sài Gòn: Chân dung một đô thị) của Alexandre Garel. Ảnh: NXB Thế Giới.
Đặt chân đến TP.HCM và quyết định ở lại sinh sống suốt 10 năm nay, Alexandre Garel bắt đầu ghi lại hình ảnh nơi đây từ những tòa nhà cũ kỹ pha trộn giữa kiến trúc Pháp và kiến trúc bản địa. Với sự tiếc nuối khi các tòa nhà thời Pháp thuộc dần không còn nữa, anh quyết định thể hiện tình yêu và mong muốn níu giữ nét đẹp ấy qua những cuốn sách ảnh.
Không chỉ ghi lại hình ảnh những tòa nhà cổ, tác giả còn đặc biệt hướng ống kính máy ảnh của mình về phía khu vực ven bờ sông và người ngụ cư.
Alexandre Garel đã cùng tác giả Mel Schenk xuất bản cuốn sách tiếng Anh với tựa đề Southern Vietnamese Modernist Architecture (tạm dịch: Kiến trúc hiện đại miền Nam Việt Nam). Sau đó, năm 2020, niềm đam mê kiến trúc đã khiến anh viết nên cuốn sách ảnh song ngữ Saigon: Portrait of city (tạm dịch: Sài Gòn: Chân dung một đô thị).
Cuốn sách là tâm huyết suốt gần một thập kỷ làm việc, lang thang nghiên cứu để cho ra đời những bức ảnh chân thật, tinh tế về TP.HCM. Ngoài phần hình ảnh của Alexandre Garel, nội dung sách do nhà nghiên cứu Tim Doling - tác giả của một số ấn phẩm về TP.HCM - viết.
Thông điệp lưu giữ hồn Huế của vị linh mục Pháp
Léopold Cadière (1869-1955) gắn bó với vùng đất miền Trung nhiều năm, để lại một số công trình nghiên cứu về văn hóa, lịch sử và dân tộc học. Bằng khả năng thông thạo tiếng Việt, ông thường xuyên đi thực địa và được giới nghiên cứu gọi là “nhà dân tộc học chân đất”.
Léopold Cadière còn được biết đến là nhà sử học, ngôn ngữ học và nhân học. Góc nhìn của một nhà nghiên cứu phương Tây cùng tâm hồn của người yêu và hiểu Việt Nam đã giúp ông ghi chép lại những nét đặc sắc nhất của Huế qua ấn phẩm Nghệ thuật Huế.
Sách Nghệ thuật Huế của linh mục Léopold Michel Cadière. Ảnh: Việt Linh.
Qua sách, độc giả có thể thấy quá trình thâm nhập cảnh quan, con người, di sản Huế được thực hiện với sự thấu đáo, tỉ mẩn, cùng cảm nhận tinh tế về mảnh đất cố đô của vị linh mục người Pháp.
Sách được xem như cuốn từ điển, chuyên khảo về nghệ thuật Huế với hàng trăm phụ bản tranh, ảnh, đồ họa, tái hiện chân thực nghệ thuật vùng đất Huế.
Bằng nhiều tư tiệu quý giá, ấn phẩm như một tài liệu thiết thực giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, nhắc nhở mỗi người Việt chúng ta nên biết bảo tồn, giữ gìn và phát triển nền văn hóa ấy.
Không chỉ có giá trị như từ điển bằng tranh về nghệ thuật Huế nói riêng và Việt Nam xưa nói chung, cuốn chuyên khảo này đã trở thành công trình có giá trị, giúp lưu giữ nghệ thuật Huế. Với giá trị nội dung và thẩm mỹ tinh tế, mới đây, Nghệ thuật Huế được trao giải B tại Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ tư.
Đôi mắt phương Tây của Léopold Cadière từ hơn 100 năm trước đã quan sát tỉ mẩn và nghiên cứu công phu, khoa học khi cho ra đời công trình bề thế Nghệ thuật và nghệ nhân vùng kinh thành Huế cùng cộng sự của mình là Edmond Gras.
Ấn phẩm gồm 398 trang, trong đó có 176 trang viết cùng hơn 200 trang phụ bản độc đáo với nhiều hình ảnh minh họa. Cuốn sách là một trong những công trình nghiên cứu khoa học về nghệ thuật tạo hình Huế đầu tiên được công bố rộng rãi từ năm 1919, giúp bạn đọc hiểu một cách có hệ thống tinh hoa nghệ thuật xứ Huế.
Bản do Lê Đức Quang dịch và chú giải, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế thực hiện, Thái Hà Books và Nhà xuất bản Hà Nội phát hành, đã đoạt Giải thưởng Sách quốc gia năm 2020.
Theo Thu Huệ/Zing News